Lịch sử giáo phận Bùi Chu thời kỳ độc lập từ năm 1936 tới ngày nay

LỊCH SỬ GIÁO PHẬN BÙI CHU Từ NĂM 1936 CHO TỚI NGÀY NAY
QUA CÁC ĐỜI GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu và bản đồ giáo phận


Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Đaminh quan thày đệ nhất và đệ nhị giáo phận Bùi Chu

1. ĐGM Dominico Hồ Ngọc Cẩn
2. ĐGM Phê-rô Phạm Ngọc Chi
3. ĐGM Giuse Phạm Năng Tĩnh
4. ĐGM Đaminh Lê Hữu Cung
5. ĐGM Giuse Vũ Duy Nhất
6. ĐGM Giuse Hoàng Văn Tiệm
7 ĐGM Thomas Vũ Đình Hiệu

1.Giáo phận Bùi Chu thời giám mục Việt Nam
Đức Cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn 1935-1948



ĐGM Dominico Hồ Ngọc Cẩn (1876-1946) tại Ba Châu, Huế. Học tiểu chủng viện Anh Ninh 1889, Đại chủng viện Phú Xuân 1895, có tài thơ phú văn chương. Từ ngày nhỏ có tên là ca đến khi lên chức 5 đổi tên là Ca và thụ phong linh mục ngày 20/12/1902. Sau 5 năm làm cha phó Kẻ Văn. Năm 1907 làm cha xứ Kẻ Hạc, từu năm 1910 là cha giáo sư tiểu chủng viện An Ninh, cha Cẩn là linh mục Việt Nam đầu tiên giảng dạy trong tiểu chủng viện An Ninh. Năm 1924 giúp đức cha Allys Lý lập hội dòng Thánh Tâm tại Trường An và giữ chức phó bề trên cho tới khi được bổ nhiệm giám mục phó giáo phận Bùi Chu hiệu tòa Zenobia tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam ngày 29/6/1935 và qua đời tại Bùi Chu ngày 27/11/1948

Theo đề nghị năm 1948 của đức khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương của Tổng giám mục Columban Dreyer ngày 12/3/1935 Đức Pio XI bổ nhiệm cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn làm phó giám quản tông tòa địa phận Bùi Chu, ngày 19/4 cha Cẩn mới nhận được tin làm giám mục phó Bùi Chu tại Trường An trong tâm trạng lo âu bối rối

Ngày 29/6/1935 Thánh lễ tấn phong giám mục Đức cha Hồ Ngọc Cẩn diễn ra tại nhà thờ Phủ Cam lúc 8h30 do Đức Tổng giám mục Columban Dreyer chủ phong, hai đức Cha giáo phận Huế và Đức cha Tòng, Phát Diệm phụ phong và có sự hiện diện của đức cha KontumJeanin, các cha bề trên và gần 130 linh mục, Ngày 1/8/1935 Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn rời Huế, quê hương của Ngài đi nhận nhiệm sở mới. Lúc 10h ngày 3/8 về tới Bùi Chu. Sáng 4.8, Đức tân giám mục phó giáo phận dâng Thánh lễ kính thánh phụ Đaminh bổn mạng của ngài và bổn mạng đệ nhị giáo phận Bùi Chu.
Sau khi tổ chức đón rước Đức giám mục phó xong Đức cha chính Romundo Trung lên ở giáo xứ Khoái Đồng cùng với cha Casado Thuận, ngay từ đầu năm 1936 ngài đã có nhiều dấu hiệu sa sút và sức khỏe cách trầm trọng ngày 16/6/1936 cha Casado Thuận được bổ nhiệm giám mục tiên khởi giáo phận Thái Bình đưa Đức cha Trung từ Nam Định về Bùi Chu, Một ngày sau thì Ngài qua đời tại Bùi Chu hồi 1h sáng ngày 17/6/1936 hưởng thọ 71 tuổi
Báo hiếu Đức cha chính Romundo Trung, người đã bao năm phục vụ tận tình giáo phận là công việc đầu tiên của Ngài. Ngài cùng toàn thể hàng giáo sĩ và giáo dân giáo phận tổ chức thánh lễ an tang trong thể cho Đức cha tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu. An tang Đức cha xong các cha cố Tây Ban Nha chuẩn bị sang giáo phận Thái Bình mới được thành lập. Các chức vụ quan trọng bị bỏ trống nay đức cha Cẩn phải làm lại từ đầu.

Việc Phân chia giáo phận Bùi Chu- Thái Bình

Ngày 9/3/1936 ĐứcThánh cha Pio XI ban chiếu thư Proecipuas inter Apostolicas như sau:
“Nay quyết định chia giáo phận Bùi Chu, lấy lãnh thổ tỉnh Thái Bình và Hưng Yên để thành lập giáo phận mới mang tên thị xã đầu tỉnh Thái Bình. Giáo phận mới này, chiếu theo văn thư đây, nhwung luôn phải theo ý Tòa Thánh, Ta ủy thác cho dòng thuyết giáo, mà các vị thừa sai đã dày công mở đạo ở Bùi Chu, đã lâu đời bền bỉ, tạo nên sự hưng thịnh ngày nay…Phần giáo phận Bùi Chu đã được giảm thiểu vẫn theo ranh giới tỉnh Nam Định, còn giữ nguyên Bùi Chu trao cho hàng giáo sĩ bản quốc, chiếu theo văn thư này còn đặt tạm thời quyền điều khiển của quý huynh Pedro Munagorri Y Obineta (Romundo Trung) là đại diện tông tòa tạm thời”.

Giáo phận Bùi Chu có diện tích 1273km2 gồm 6 phủ huyện thuộc tỉnh Nam Định có 230.000 giáo dân, trong số 944.900 dân, 125 linh mục không kể các cha ở giáo hoàng Chủng Viện Anbetto và tu viện Quần Phương, 390 thày giảng, 520 thánh đường lớn nhỏ.
Giáo phận Thái Bình có diện tích 2.207km2 gồm Thái Bình và Hưng Yên,có 140.000 giáo dân trong số 700.000 dân, 57 linh mục triều Việt Nam, 25 cha Tây Ban Nha, 333 thày giảng, 280 thánh đường lớn nhỏ.

Cùng ngày quyết định phân chia Bùi Chu- Thái Bình, Tòa Thánh bổ nhiệm cha dòng Đaminh Casado Obispo Thuận làm giám mục Thái Bình, Đức tan giám mục Thái Bình nguyên làm quản lý giáo phận Bùi Chu 1926-1936, được tấn phong tại Thái Bình ngày 2/8/1936, qua đời năm 1947 thọ 57 tuổi.

Ngày 15/9/1936 Tòa thánh chính thức ủy thác và trao hoàn toàn giáo phận Bùi Chu cho hàng giáo sĩ bản quốc. Nhân dịp này ba cha Tuấn, Tú, Huy thay mặt giáo phận Bùi Chu dân Đức Thánh Cha và Đức Hồng Y bộ trưởng Truyền giáo mỗi vị 1 bức chân dung do chính các nghệ nhân Bùi Chu thêu. Báo Nam Kỳ Địa Phận năm 1936 ghi lại: Vê việc phân chia Bùi Chu- Thái Bình là một điều vĩ đại, nên trước hết 2 Đức cha đã thuận tình cùng nhau mà chia các cha, các thày và học trò trước rồi của chia sau, các cha vẫn phải phục vụ các xứ đang coi sóc, nhưng vì Thùa sai ngoại quốc phải chuyển sang Thái Bình, nên 13 cha Việt Nam bên Thái Bình phải về Bùi Chu. Còn các thày trường Lý đoán.Latinh, trường Kẻ Thử, Kẻ giảng theo cha quan thày của mình. Việc phân chia học sinh đã xong nhưng bên Thái Bình chưa có cơ sở để tiếp nhận học trò, nên đức cha Bùi Chu đồng ý cho địa phận Thái Bình mượn tạm trường Latinh Ninh Cường để tiếp tục đào tạo. Còn học sinh trường Latinh và Thử thì chuyển về Trung Linh.Thái Bình mượn tạm trường Ninh Cường 1 năm. Từ niên khóa 1937-1938 Đức cha Hồ Ngọc Cẩn lại chuyển trường Thử và Latinh về Ninh Cường. Ngày 15-8-1937 Đức cha dâng Thánh lễ trọng thể khai giảng năm học mới.

Bộ mặt giáo phận Bùi Chu

Công việc của Đức cha Hồ Ngọc Cẩn là phải thực hiện lại tổ chức guồng máy giáo phận, về nhân sự trong giáo phận ít nhân tài , về tài chính giáo phận còn nợ dòng Kín Bùi Chu các khoản chi phí trước khi phân chia giáo phận, dù đứng trước khó khăn đức cha vẫn tin tưởng và phó thách cho Chúa quan phòng và bắt đầu công việc
Sau khi thăm dò các vị hữu tách cách thầm kín, đức cha tuyển chọn linh mục tài đức vào các bộ phận sau: cha Dominico Nguyễn Cảnh Phúc là cha chính giáo phận, cha Giuse Phạm Văn Lục làm quản lý, cha Giuse Hoàng Gia Huệ làm giám đốc Tiểu chủng viện, cha Dominico Lê Hữu Cung làm giám đốc trường Tập, cha Dominico Đỗ Công Hội làm giám đốc trường Kẻ giảng. Đức cha lập thêm 2 giáo hạt mới năm 1937 là Hạt Tương Nam và hạt Kiên Chính, cộng thêm 7 hạt cũ là Bùi Chu, Phú Nhai, Thức Hóa, Quần Phương, Ninh Cường, Lạc Đạo, Tứ Trùng, ngài bổ nhiệm 9 cha quản hạt mới. Qua việc bổ nhiệm trên, ai cũng nhận thấy đức cha là 1 vị giám mục không ngoan.

Nhìn tổng quan giáo phận

Vượt qua khó khăn ban đầu, trong tay đã có “cán bộ” nòng cốt, đức cha bắt tay vào việc canh tân giáo phận. Từ linh mục, tu sĩ, giáo dân, từ già tới trẻ đều được cổ vũ học tập nâng cao tinh thần đạo đức và kiến thức, chu toàn sứ mệnh giáo hội trao phó. Để làm việc đó, đức cha tổ chức những tuần tĩnh tâm sốt sáng, những thư luân lưu đắc ý hợp tình, những đoàn hội hoạt động tích cực,việc kinh lý các giáo xứ đi sâu vào chiều sâu, cuộc rước, thánh lễ được tổ chức trang nghiêm đạo vị, sách kinh, báo đạo thâm trầm dễ đọc, tuần Tam Nhật, Cửu Nhật kính đức mẹ và các thánh và các việc đạo đức khác. Trong hoàn cảnh khó khăn: chiến tranh thế giới thứ 2, những biến động trong nước và tài chính không được dồi dòa. Nhưng việc kiến thiết vẫn được tiến hành, tu sửa nhà thờ chính tòa, Tòa giám mục, học xá, nguyện đường, nhà dòng…Từ ngày 3 đến 7-12-1939 đại hội Thánh Thể Vạn Quốc tại Manila, Đức cha Hồ Ngọc Cẩn và Đức cha Nguyễn Bá Tòng cùng 1 số tu sĩ và linh mục cùng tham dự, khi kiệu Thánh Thể cũng mang cờ Việt Nam.

Canh tân hàng giáo sĩ giáo phận

Trước hết đức cha lo cho hàng Linh mục mà ngài đề cao đúng mức, tức là những cánh tay đắc lực của ngài. Ngày 22/5/1937 ngài phong chức linh mục cho 8 vị đã học xong Triết học và Thần học năm 1930-1937 tại Giáo Hoàng Chủng viện Alberto Nam Định. Đó là các linh mục: Đaminh Đinh Khắc Túc, Đaminh Trần Đình Thủ, Giuse Vịnh, Đaminh Đỗ Ngọc Hồ, An tôn Liêu, Giuse Bùi Đức Cường, Giuse Vũ Ngọc Bân, Vinh sơn Trần Đức Hòa. Ngài than thiết với các cha như tình than ruột thịt. cha nào đau yếu ngài tới thăm, giúp đỡ. Được tin cha nào qua đời, việc đầu tiên của ngài là chạy vào nhà nguyện cầu cho linh hồn cha ấy, rồi ngài mới nghĩ đến việc tìm người thay thế.

Những tuần cấm phòng năm cho các cha chia làm hai khóa do chính ngài giảng dạy, đôi khi ngài còn nhờ các Đức cha và các cha giảng thuyết khác làm thay đổi bầu khí. Nhờ vậy mà các cuộc cấm phòng trở lên sốt sáng và hữu ích cho việc tu luyện và mục vụ. Cũng trong tuần cấm phòng cha ôn tập lễ nhạc cho các cha cử hành phục tự cho nghiêm trang. Đức cha gợi ý các cha cấm phòng tam cá nguyệt tại các giáo hạt của mình. Nay hạt này, mai hạt khác thỉnh thoảng ngài than hành đến tham dự như ở hạt Tương Nam năm 1938, là hạt mới thành lập. Đức chc cũng lập ngày “Thánh hóa linh mục” gồm việc ăn chay, Chầu Thánh thể, rồi phân công các cha thi hành.

Trước kia có nhiều xứ lớn từ 15-20 họ lẻ, hai ba cha ở chung tại xứ chính vì lợi ích chp giáo dân đức cha tách thành các giáo xứ nhỏ để các cha phục vụ tốt hơn, nhờ đó giáo hữu có dịp thuận tiện tham dự thánh lễ và các phụng vụ, lãnh nhận các bí tích. Tuy trọng mến hàng giáo sĩ nhưng ngài cũng không ngại dung quyền khi có vị nào sai về luật, về điểm naỳ Đức cha Nguyễn Bá Tòng khen ngài có “bàn tay sắt đeo găng nhung”. Đức cha được hàng linh mục rát cảm mến và đáp lại kỳ vọng của ngài bằng chức vụ và đem lại nhiều hiệu quả thiêng liêng.

Canh tân chủng viện

Nhắm tới tương lai cho giáo phận đức cha rất lưu tâm đến Chủng viện, ngài nói với chủng sinh “Chủng viện là phần nửa công việc giám mục của cha, chúng con cố gắng tu văn luyện đức, tương lai giáo phận trong tay chúng con. Hay cho cha một chủng sinh tốt. Cha sẽ cho một linh mục tốt”. giáo phận đã có Trường Tập Trung Linh, Trường La Tinh Ninh Cường và Trường Thày giảng Bùi Chu, về sau thêm trường Thần học Quần Phương. Ngài dành cho các cơ sở đào tạo này những gì là tốt nhất về người, về của. Ngài ban cho chủng sinh một bản Tu đức rất tiinh tế và thực hành để chủng sinh đua nhau lắm giữu lương tâm nhưu lời ngài dạy “Sống theo luật Chúa”. Ngài cũng năng lui tới các trường để khuyên ẳn chỉ bảo. Năm 1937 ngài mời các sư huynh La san về Trung Linh giảng dậy. Tại Ninh Cường ngài lui tới để dạy La văn cho các lớp hoặc chủ tọa khảo hạch tất niên các lớp. Nhờ Ngài chủng sinh ham học La Tinh và có thể đối thoại với nhau. Sau ngài cũng cổ vũ chủng sinh học Pháp văn. Năm 1937 Ngài cử 2 chủng sinh đi du học trường Truyền giáo Roma là Đức ông Trần Văn Hiến Minh và thày Giuse Phạm Minh Đức, gửi 2 thày đi học tại chủng viện Pe-nang Thái Lan là cha Lâm Quang Trọng và Vũ Đức Trinh.

Tái lập Đại chủng viện Quần Phương là rất quan trọng, dù trước kia ở Bùi Chu có trường lý đoán, nhưng năm 1930 các cha dòng Đaminh lập Giaso Hoàng chủng viện tại Nam Định, dành chung cho các giáo phận Dòng, nên các thày Bùi Chu về học tại đó, từ khi có giám mục Việt Nam các thày muốn về học tại giáo phận nhà. Sauk hi được chấp thuận Đức cha mau mắn thi hành quyết định của Bộ truyền giáo, cho 40 thày lên học tại giáo hoàng chủng viện, giữ lại 8 thày bốn chức và mới nhập trường, như vậy số chủng sinh gần nhưu chia đôi, ngài cảm thấy bớt lo lắng,lo thày giảng dậy,lo sách…Thế nhưng ngày 2/6/1938 Đức cha nhận được thu của Tòa Khâm sứ Đông Dương nài xin cho tất cả các chủng sinh nên học tại Nam Định, có như vậy các cha dòng Đaminh mới bằng long đổi tu viện Quần Phương lấy cơ sở Khoái Đồng như Tòa Thánh đã phân định, nhưng Đức cha nhất định không đồng ý. Đọc thư phúc đáp Đức khâm sứ hiểu rõ ý Đức cha, Ngày 3/1/1939 đức cha nhận được tin Tòa Thánh bãi hiệp ước của Bùi Chu cam kết gửi người lên Giáo Hoàng Chủng Viện học, ngài vui mừng vì Đại Chủng Viện lại có thêm trường Quần Phương làm cơ sở. Tuy Tòa Thánh đã châu phê nhưng mãi tới năm 1940 mới thi hành , sau khi xây dựng thêm một nhà, tầng trên làm nhà nguyện, tầng dưới làm nơi hội họp của hội “Ra Khơi” giúp sinh viên có dịp trau dồi khoa giảng thuyết, và gây ảnh hưởng với thanh niên học thức trong vùng. Từ đó cho tới khi ngài qua đời, Đại chủng viện hoạt động đều, mỗi năm cung cấp cho giáo phận 8 đến 10 linh mục, trong số đó phải kể đến cha Giuse Phạm Năng Tĩnh sau làm giám mục giáo phận.

Canh tân Tu sĩ

Song song với canh tân hàng linh mục, đức cha cho canh tân hàng tu sĩ là những cộng tác viên rất đắc lực trong việc truyền giáo. Trong giáo phận có chừng 400 thày, ngài triệu tập về tĩnh tâm sư phạm, lễ nghi, hội đoàn, đàn hát, sau đó phân đi các giáo xứ để hoạt động,mỗi người mỗi việc. Trường Thày giảng được ngài săn sóc chẳng khác gì Đại chủng viện. Theo công đồng Đông Dương tại Hà Nội năm 1934 khi ấy Đức cha là 1 trong 6 Linh mục thư ký Công chứng viên, khoảng 111-116: mong ước bậc Thày giảng được cải tổ thành dòng tu chính thức cho hớp thời thế và hoạt động đắc lực. Vì thế nagy từ đầu đức cha đã rất quan tâm tới các thày giảng trong giáo phận nhưng chưa được sự ủng hộ của hàng Linh mục giáo phận nên tạm xếp việc này chờ dịp thuận tiện.
Tiếp đến là việc canh tân nhà Phước gọi là nhà Mụ như công đồng Đông Dương,. Bấy giờ có 14 nhà, gồm 417 chị em thuộc dòng ba Đaminh và dòng Mến Thánh giá không có lời khấn nào theo giáo luật. cuối năm 1940 Đức cha đệ đơn lên Tòa Thánh xin lập dòng nữ trước là để cải tổ nhà phước sau là nhận các thiếu nữ quảng đại dấn thân phục vụ Chúa và Giáo hội cũng như ngoài Xã hội.

May thay ngày 20/8/1946 đức cha nhận được phúc đáp của Tòa Thánh ban phép lập dòng và cho muốn chọn dnah hiệu nào tùy ý trong 2 danh hiệu đã đề nghị nhưng phải them 2 chữ Bùi Chu để phận biệt với các dòng khác mang dnah hiệu ấy. Ngày 8/9/1946 nhằm lễ sinh nhật Đức Mẹ Đức cha đã dâng thánh lễ trọng thể tại xứ Trung Linh tuyên sắc lập dòng mới gọi là DÒNG CON ĐỨC MẸ MÂN CÔI BÙI CHU, sự kiện này làm nức nòng đông đảo người đến dự lễ. Ngay ngày đầu toàn bộ nhà phước đã xin gia nhập dòng, các nhà khác thì lẻ tẻ người, số tỉnh sinh đã lên tới 196 người. Dưới sự hướng dẫn đầu tiên cuẩ 2 sơ dòng Mến Thánh Gía Phát Diệm đã mở lớp đầu tiên ngày 21/11/1946 gồm 17 chị em, người đầu tiên là chị Cartharila Nguyễn Thị Huệ sau làm bề trên dòng đầu tiên. Ngày 3.7.1947 mở lớp thứ 2 gồm 76 chị em. Theo luật phải sau 2 năm mới được khấn nhưng Đức cah chuẩn y cho 7 chị lớp đầu tiên được khấn sớm hơn. Từu đó nhà dòng tiến triển về nhân số và đạo hạnh cho tới khi Đức cha qua đơi năm 1948 thì đã vững vàng.

Canh tân nếp sống đạo giáo dân

Nhờ ơn các nhà truyền giáo và máu các thánh tửu đạo, giáo hữu Bùi Chu được thừa hưởng một Đức tin vững vàng. Tuy nhiên giáo lý còn chưa đủ thấu đạt, việc sống đạo còn thiên về hình thức bên ngoài, Vì thế ban đầu Đức cha nói nửa đùa nửa thật “Đạo Đàng Ngoài”

Giáo lýĐể thi hành hai tiếng “ giáo huấn”, Đức cha chấn hưng ngay từ việc học giáo lý. Trẻ em khi dọn mình xưng tội, rước lễ vỡ long phải học cuốn “Bổn đồng ấu” gọn gàng và xúc tích. Thanh niên và người lớn thì học cuốn “Thánh giáo thuyết minh” do Đức cha soạn và xuất bản năm 1932, dạy tại hội quán, nhầ thờ vào các ngày Cháu Nhật. Để cổ vũ ngài phát động các phong trào học hỏi và thi giáo lý kinh thánh, tại các giáo xứ, giáo hạt, cấp địa phận…Những người trúng tuyển đều được thưởng xứng đáng.

Bí tíchVề bí tích Hòa giải, Đức cga viết cuốn “Cáo giải linh đơn” để cho mọi người xét mình và xưng tội, bãi bỏ giải tội ban đêm. Về Thánh thể đức cha dung Nghĩa Binh Thánh Thể như đạo quân tiên phong, lôi cuốn giáo dân vào các giờ chầu thánh thể, tổ chức kiệu thánh thể thật long trọng và sốt sáng để hun đúc long sung kính và yêu mến thánh thể.

Lễ Chế: Nhằm canh tân tập tục lâu đời về lễ chế, trước hết Đwsccha cho các cha trong tuần tĩnh tâm học hỏi sâu về phụng vụ để cử hành thánh lễ sốt sáng. Các người giúp lễ được huấn luyện chu đáo qua sách “Lễ nhạc Hội Thánh” do ngài biên soạn. Ai dự lê đại trào do ngài cử hành cũng đều tấm tắc khen ngợi. Tuần thương khó, cấm ngắm nhân tài và các hình thức làm bớt đi nghiêm trang. Việc tống tang, ngài dạy đưa xác vào nhà thờ, nhưng cấm kèn trống nhộn nhịp, cấm ăn uống bê tha, thuần phong mỹ tục được đề cao. Đức cha ra thư chung “thủy hỏa đạo tặc” lên án tứ đổ tường. Những người cờ bạc, rượu chè, trai gái, thuốc xái, dù là chức sắc trong làng cũng không được tống tang theo nghi thức Công giáo, nhờ vậy mà phong hóa cải thiện rất nhiều.

Hội đoàn công giáo: để giúp việc canh tân giáo phận được hiệu quả hơn, Đức cha rất chú trọng đến đoàn hội. Năm 1938 Ngài lập hội “Tông đồ cầu nguyện” gồm ba đoàn là: Tiền Binh, Trung Binh và Hậu Binh.
Tiền Binh cũng còn gọi là đoàn nghĩa binh thánh thể gồm các em thiếu nhi từ 7 tới 14 tuổi để kết thành đoàn đội cầu nguyện,hãm mình, dự lễ, làm việc tông đồ. Ai cũng phải cảm động khi thấy các em thi nhau đến với Thánh Thể,làm cho người lớn cũng phải noi theo. Ngay 6 tháng đầu năm 1938 số lượng đoàn đã lên tới 23.879 em, nhân dịp lễ Mình Máu thánh Chúa mở các đại hội thánh thể tại các hạt Bùi Chu, Ninh Cường, Tứ Trùng, Tương Nam với các cuộc cung nghinh thánh thể dài tới 2-3km mới đủ chỗ cho nghĩa binh dàn hàng.

Trung binh, hậu binh và thanh niên công giáo Đức cha tổ chức các lớp học hỏi để mỗi người hiểu sâu về giáo lý và thưc hành sống đạo. Dịp lễ thánh Giuse năm 1938, mở đại hội quy tụ thanh niên tại Phú Nhai, quy tụ 10.000 thành viên dưới quyền chủ tọa của Đức cha.

Truyền giáo:
Tiếp nối truyền thống các vị Thừa sai, việc truyền giáo được Đức Cha, các cha, các tu sĩ và giáo dân tham gia dưới nhiều hình thức, bắt đầu từu nhiều địa điểm gọi là “nhà giáo”, thu hút và dạy dỗ tân tong, nhiều xứ đạo có hàng chục nhà giáo. Các giáo điểm này nằm giữa các lương dân hẻo lánh, được giao cho một người phụ trách. Người ấy là một thày giảng khôn ngoan, lịch thiệp hoặc là một chủng sinh tập sự, họ sống giữa cộng đoàn, vì thế đức cha luôn yêu thương và an ủi họ. Đến năm 1942 Đức cha lập Ban Truyền giáo địa phận do cha Trần Đình Thủ đứng đầu cùng 12 thày giảng làm tông đồ, để đôn đóc và kiểm soát việc rao giảng Phúc Âm. Mỗi khi đi kinh lý các giáo xứ ngài cũng không quên thăm các giáo điểm và nói chuyện với các tân tong.

Văn hóa xã hội: Trong hoàn cảnh toàn thôn quê, đức cha nâng trình độ giáo phận bằng cách: Ngài buộc các xứ phải mở trường và các thày giảng đứng ra giảng dậy để những người chưa có điều kiện nay ít nhất là phải biết đọc, biết viết, các em phải học theo chương trình chung của nhà trường.
Trước kia có nhà in Phú Nhai năm 1927 tại nhà chung và nhà in Phú Nhai có hầu hết các loại sách báo với 67 đầu sách quốc ngữ, 12 đầu sách Latinh, 44 đầu sách chứ Nôm, tất cả đều là sách đạo, nhưng khi tách giáo phận thì cơ sở này được các cha truyền giáo mang sang Thái Bình.

Về mặt xã hội Đức cha cho mở Bệnh Viện Thánh Tâm, do các nữ tu dòng thánh Phalo đảm trách, để săn sóc hoàn toàn miễn phí trong những người già cả neo đơn trong vùng không kể lương giáo.Sở Dục Anh, sở Cô nhi ngày càng được nâng đỡ, nhất là dịp nạn đói Ất Dậu 1945, ngài dốc hết quỹ nhà chung để cấp cứu, sớ người đưa về nên tới 1000 em, Phải vận động các cha các thày ở nhà chung ra giúp đỡ. Khi nhân dân gặp nạn như nước dâng ở biển Kiên Chính, hỏa hoạn ở Quần Liêu, Trung Lao, nạn đói kém ở Bắc Ninh…ngài xuất quỹ chung của nhà chung ra để cứu trợ.

Đối với đất nước Đức cha đầy long ưu ái, ngài nhận làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc bấy giờ và đóng góp cho đất nước nhiều mặt. Trong cuộc mít tinh long trọng tại Sân vận động Xuân Trường, ngài tiến lên khán đài tháo cởi dây chuyền vàng đeo thánh giá trước ngực và tuyên bố: “tôi không có già quý hơn của ngày. Là giám mục của Thiên Chúa tôi xin giữ lại cây Thánh giá. Là Công dân Việt Nam tôi xin dâng dây truyền nayfvaof quốc gia, để góp phần giúp đỡ đất nước”

Viết về Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, không tài nào bỏ qua công lao to lướn của Ngài. Nếu không nhầm thì Ngài là giám mục viết khá nhiều loại sách báo trong hoàn cảnh bấy giờ, có tới 100 đầu sách do ngài viết và để lại cho chúng ta, sách được in tại nhà in Phú Nhai, Hồng Kong, Quy Nhơn, Thiện Bản Hà Nội…

Khi công phúc tràn đầy, Chúa gọi Đức cha về hưởng phúc hồi 0 giwof 27 phút ngày 27/11/1948. Để báo đáp công ơn Đức cha Đominico Hồ Ngọc Cẩn, cha chính, các cha cùng toàn thể giáo hữu trong giáo phận tổ chức thánh lễ an tang cách trọng thể. Ngày 30/11 Đức cha GB Nguyễn Bá Tòng, các cha đại diện các giáo phận Miền Bắc, hơn 100 linh mcuj cùng hơn 30.000 giáo dân trong toàn giáo phận hiệp dâng thánh lễ tiễn biệt đức cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn vị đại diện cuẩ Cháu trông coi giáo phận
Trong dịp lễ an tang Đức cha, có ông Nguyễn Văn Ninh, chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Nam Định với xứ ủy thay mặt Hồ Chủ Tịch cùng các cơ quan chính quyền địa phương, chính quyền còn cử một đội quân danh dự túc trực bên linh cữu của Đức cha. Về phía Phật giáo có đại biểu Thượng tọa Thích bảo Long cùng nhiều vị tăng ni Phật tử tới tham dự thánh lễ tiễn đưa Đức cha về nơi an nghỉ cuối cùng.Thi hài Đức cha an tang tại gian cung thánh nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

GIÁO PHẬN BÙI CHU NHỮNG NĂM KHÓ KHẮN
ĐỨC CHA PHÊ-RÔ PHẠM NGỌC CHI

Đức tân giám mục sinh ngày 14/5/1909 tại giáo xứ Tôn Tạo- giáo phận Phát Diệm, sau nhiều năm học trường truyền giáo Roma và được thụ phong linh mục tại Roma ngày 23/12/1933. Tiến sĩ Triết học và cử nhân thần học, tiến sĩ giáo luật. Năm 1936 cha hồi hương và nhận chức giáo xứ đại chủng viện Thượng Kiệm, năm 1946 làm giám đốc đại chủng viện kiêm chánh trưởng lý án giáo phận, Thụ phong giám mục ngày 4/8/1950 tại Bùi Chu, ngày 5/1/1957 giám mục đại diện Tông tòa tân giáo phận Quy Nhơn. Ngày 18/1/1963 giám mục chính tòa Đà Nẵng, từ trần ngày 21/1/1988 tại đền thánh Đức Mẹ Trà Kiệu- Quảng Nam, giáo phận Đà Nẵng.

Giáo phận Bùi Chu thời son sắt

Với sự khôn ngoan tiên liệu của vị lãnh đạo giáo phận và gợi ý của hội đồng cố vấn, Đức cha Hồ Ngọc Cẩn giwosi thiệu với Tòa Thánh vị ứng cử chức giám mục là cha Phê-rô Phạm Ngọc Chi, hiện đang là giám đốc chủng viện giáo phận Phát Diệm. Theo đức cha Hồ nhận xét: “cha Chi là người khôn ngoan tài đức xứng đáng lãnh đạo giáo phận. Ngày 2/3/1950 sau gần 2 năm giáo phận trống tòa thì Tòa Thánh đã đặt cha Phê-rô Phạm Ngọc Chi làm giám mục giáo phận hiệu tòa Sozopoli, đại diện tông tòa coi sóc giáo phận Bùi Chu”. Việc chuẩn bị và đón tiếp đã xong, ngày 21/3/1950 Đức cha Phê-rô Phạm Ngọc Chi tiếp nhận giáo phận Bùi Chu, 5 tháng sau thánh lễ phong chức giám mục do Đức Cha Lê Hữu Từ chủ phong tại nhầ thờ chính tòa Bùi Chu nhằm dịp lễ thánh Đa minh 4/8/1950

Đức tân giám mục tổ quán ba đời tại thôn Trà Lũ (Phú Nhai), bắt tay vào công việc phát triển giáo phận, ngài bổ nhiệm các vị giữ các vị trí quan trọng từ thời Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, cha Phạm Văn Lụclàm cha chính giáo phận, cha Đaminh Trần Đức Huân làm quản lý, cha PhẠM Châu Diên làm cha thư ký, các cha kjhacs giữu chức vụ nào thì nay vẫn giữ nguyên chức vụ đó.

Việc quan tâm đầu tiên của Đức cha là đào tạo nhân sự cho các trường Thân Học, Trường Latinh, Trường Thử, hàng ngũ thày giảng cũng được củng cố và quan tâm. Hướng đến một tương laic ho giáo phận, năm 1950 đức cha gửi một số tu sĩ đi du học. Tính từ năm 1949-1953 giáo phận đã gửi 50 người bao gồm linh mục, tu sĩ, nữu tu ra nước ngoài học về nhiều phân khoa khác nhau 18 Pháp, 13 Mỹ, 9 Bỉ, 5 Roma, 5 Canada. Đức cha lập Trung học Đệ nhị cấp (nay là cấp ba) Hồ Ngọc Cẩn tại Bùi Chu để nâng cao trình độ văn hóa trước hết cho các chủng sinh sau là cho thanh thiếu niên lương giáo.

Thăng tiến đồng bộ

Đời sống tu trì được đức cha quan tâm bằng cách cho sửa sang lại các khu nhà cũ, xây dựng các cơ sở mới theo nhu cầu phục vụ giáo phận và xã hội, xin Tòa thánh nâng các nhà phước cũ thành dòng tu chính thức trong giáo phận theo giáo luật, nhà dòng đã có lời khấn, ngài cải tố cho phù hợp với ơn gọi và phục vụ giáo phận. Công việc thực hiện:
– Dòng nữ đaminh Bùi Chu được Tòa Thánh châu phê ngày 21/3/1951, cùng năm ấy Đức cha cải tổ bậc thày giảng trong giáo phận thành dòng Khiết Tâm, lấy trường Thày giảng Bùi Chu làm trụ sở(sau vào Nam do còn non trẻ lên đã tự giải tán)
– Nhà phước mến thánh giá ở Liên Thượng được Đức cha cải tổ năm 1953, trao cho cha Đaminh Trần Đình Thủ phụ trách. Sau năm 1954 còn 9 chị em, nay con số này tăng lên khá nhanh.
– Năm 1942 cha Đaminh Tràn Đình Thủ quy tụ một số thanh niên tốt nghiệp để thiết lập hội dòng, Đức cha xin Tòa thánh châu phê và ngày 2/2/1953 ban sắc thành lập dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc.
– Đức cha còn mời dòng Gioan Thiên Chúa tahsng 12/1950 thường lo về bệnh viện sang giúp. Ngày 17/1/1952 tu sĩ Wiliam Gagnon cùng một số tu sĩ Bùi Chu lập tu viện và bệnh viện. Lớp tập đầu tiên khoảng 10 người gửi snag học viện Montreal Canada.
Đời sống giáo dân, Đức cha cổ vũ theo lối sông hội đoàn đã có từ trước và lập thêm các đoàn hội mới để mỗi người có thể tham dự vào các hoạt động chung của giáo phận. Để phát triển kinh tế xã hội nagif đã xin lập tỉnh Bùi Chu. Ngày 16/4/1951 tỉnh mới chính thức được hình thành, sau sát nhập vào tỉnh Nam Định như hiện nay. Nagyf 11/10/1953 Đức cha khánh thành trụ sở văn hóa giáo phận đặt cha Nguyễn Thanh Khiết làm giám đốc.

Vì chiến tranh, năm 1952 chủng viện Quần Phương phải sơ tán về Bùi Chu, rồi được chuyển lên Quần Ngựa, Hà Nội, hết niên khóa 1952-1953 lại chuyển về khu nhà số 10 Trịnh Hoài Đức mà giáo phận mua được.

Giáo phận Bùi Chu năm 1954 gồm có đức cha Phê-rô Phạm Ngọc Chi, cha chính Giuse Phạm Văn Lục,178 linh mục giáo phận, 14 linh mục dòng, 78 đại chủng sinh, một số lớn nữu tu, 270.000 giáo dân trên tổng số 895.000 dân, 103 giáo xứ, 484 nhà thờ lớn nhỏ, riêng chương trình truyền giáo của Đức cha qua 5 năm đã có 40.000 người được rửa tội. Ngày 20/7/1954 hiệp định Giơ-ne-vẻ chia đôi đất nước, dẫn đến cuộc di cư vào Nam. Đức cha, cha chính Phạm Văn Lục, cha văn phòng Phạm Năng Tĩnh cùng phần lướn các cha gồm 142 cha, trong đó có cha giám đốc với ban giáo sư Ddại chủng viện dẫn toàn bộ chủng sinh, đa số các tu sĩ dòng Gioan Thiên Chúa, Đồng Công, Khiết Tâm và trên 110.000 giáo dân ra đi bằng nhiều phương tiện khác nhau. Các nữu đan sĩ Cát Minh bỏ đan viện vào Sài Gòn rồi chuyển sang Canada. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, vài năm đầu Đức cha Phạm Ngọc chi được đức cha Cassaigne ủy nhiệm trực tiếp coi mọi giáo hữu Miền Bắc di cư vào trong giáo phận Sài Gòn thời ấy cùng với các linh mục ấy thành lập nhiều giáo xứ tại Miền Nam, Với trách nhiệm chủ tich Uỷ ban hỗ trợ định cư, đức cha lo cho tất cả mọi người nơi ăn, chốn ở… Vì bổn phận chủ chăn và vì nhu cầu mục vụ cho những người ở lại, Đức cha Phê-rô Phạm Ngọc Chi cử cha Văn phòng Giuse Phạm Năng Tĩnh về lại Miền Bắc với nguyện vọng của chính cha, để lãnh đạo giáo phận với quyền đại diện tông tòa, rồi giám quản tông tòa

Giáo hội xây trên đá, sống trong gìn giữ của Chúa Thánh thần

Ngày 20/9/1954, Đức cha Chi đặt cha Tĩnh làm cha tổng địa diện và ủy quyền thay ngài coi sóc giáo phận. Ngày 30/9/1954 hạn chót cho người dân được di chuyển Bắc Nam, Cha chính về đến giáo phận. Qua cổng nhà chung, trước mắt cha chính là cảnh “Vườn không nhà trống” những dãy nhà còn đó nhưng vắng bong linh mục, tu sĩ, đồ đạc, sách vở hầu hết chẳng còn gì? Các cơ sở lướn của giáo phận nhưu Đại Chủng viện, trường Latinh, trường Thử, trường thày giảng cũng vắng giống như Tòa giám mục, các giáo xứ thiếu vắng linh mục, cả giáo phận chỉ có 35 linh mục hầu hết đã già yếu, phụ trách 117 giáo xứ, 432 nhà thờ và khoảng 160.000 giáo dân, toàn giáo phận còn 1 nam tu sĩ và hơn 90 nữ tu. Giáo dân trong cảnh hoang mang buồn chán. Có xứ di cư tới 2/3 số giáo dân như Tương Nam, Xương Điền, Văn Lý, Phúc Hải, Phú Nhai,Liên Thủy, Lạc Đạo, Tứ Trùng, An Cư, An Đạo, Phú Thọ….trong nhà ngoài xóm đều thiếu vắng bóng người. Không khí ảm đạm bao chùm các xứ họ, một số nơi như không còn muốn kéo chuông báo hiệu giờ cầu nguyện chung…số người ở lại ngậm ngùi lo âu cho tương lai mịt mờ của mình hay người ra đi. Chính vì thế trong mỗi gia đình chỉ còn biết cầm đũa cho qua bữa, làm cho qua ngày qua việc…trước cảnh hoang tàn của giáo phận, cha Tổng đại diện phó thác giáo phận trong tay Chúa quan phòng và Mẹ Maria Vô Nhiễm, đồng thời ngài đi gặp gỡ và bàn bạc với các cha để hồi phục lại giáo phận nhà.

Tổ chức lại guồng máy giáo phận:

Công việc đầu tiên của cha tổng đại diện phải làm là tổ chức lại guồng máy hành chính của giáo phận. Ngài bổ nhiệm các vị có đức có tài vào các chức vụ quan trọng còn bỏ trống, dù có những ngăn trở nhưng không được bỏ xứ, những công việc được bổ nhiệm vẫn phải chu toàn. Từ đây cơ quan đầu lão của giáo phận bắt đầu hoạt động trở lại. đói với các việc mục vụ giáo xứ: qua các thư chung và chuyến viếng thăm toàn giáo phận, cha chính phân công lại nhiệm sở cho các linh mục tùy theo khả năng phục vụ và nhu cầu của giáo hữu. Qua việc tổ chức lại nhân sự trong giáo phận, từ giáo sĩ đến giáo dân rất tin tưởng và phấn khởi an tâm chung tay xây dựng giáo phận

Lập lại Đại Chủng viện:

Để bù lại chố trống và hướng đến tương lai của giáo phận, ngày 1/9/1955, cha chính ra thư chung kêu gọi mọi tầng lớp thuộc cồng dồng dân Chúa tích cực dấn thân phục vụ Giáo hội, nhất là các thanh thiếu niên quảng đại hiến thân cho Chúa. Chính sự kiện này làm sống lại niềm tin nơi giáo dân và tiên báo một viễn cảnh tốt đẹp của giáo phận trong tương lai. Trong thời gian chuẩn bị, sau khi được phép của chính quyền, Đại Chủng viện Mẫu Tâm bắt đầu chiêu sinh.

Cuối năm 1955, chủng viện Mẫu Tâm khai giảng với 240 chủng sinh, Ban giám đốc và ban giáo sư bao gồm: cha Micae Lương Huy Hân làm giám đốc chủng viện, dạy học và kiêm thêm 3 xứ, cha Tổng Đại diện Giuse Phạm Năng Tĩnh dạy học kiêm 7 xứ miền Bùi Chu, Cha Đaminh Lê Hữu Cung ngoài việc phục vụ miền Phú Nhai kiêm thêm giải tội cho chủng sinh, cha Hoàng Sinh Huy phục vụ miền Ninh Cường kiêm Huấn đức, giải tội cho chủng sinh. Cùng với ban giám đốc, còn accs tu sĩ, các thày ngoài đời cộng tác và phụ trách các việc tổ chức và giảng dậy chủng viện.

Ngày 1/6/1956, giáo phận gửi 20 chủng sinh lên học tại Đại Chủng viện Gioan Hà Nội. đến tháng 8/1960, nhà nước quyết định giải thể Đại chủng viện Gioan Hà Nội, chủng sinh phải sơ tán về gia đình, 19 người đã chuyển hướng, (chỉ còn lại một mình cha Vinh sơn Nguyễn Tốt Nghiệp, trước làm văn phòng TGM, hiên đang là chánh xứ Thánh Mẫu). Tháng 2 năm 1957, cha tổng đại diện mời cha Giuse Phạm Xuân Thu chánh xứ Lạc Đạo về làm chánh văn phòng TGM kiêm thêm giám đốc trường nữ đệ tử thánh Giuse Bùi Chu và phục vụ các giáo xứ lân cận.

Ngày 1/3/1957, trường khai giảng với 100 nữ sinh, sau thời gian được hướng dẫn ơn gọi, chị em có thể gia nhập các dòng tu trong giáo phận. Để chuẩn bị cho ơn gọi, cha tổng đại diện cho sửa trường Trung Linh. Ngày 1/9/1957 tiểu chủng viện Trung Linh khai giảng gồm 400 em. Đầu năm 1958 giáo phận được phép đào tạo linh mục từ các thày giảng đang giúp các xứ và cơ sở TGM. Kết quả là sau hai năm học tập và tu luyện, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã phong chức linh mục cho 4 thày tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu ngày 27/11/1960 là các thày Đaminh Trần Đình Nguyện, Đaminh Phạm Kim Bảng, Giuse Vũ Duy Nhất (sau làm giám mục giáo phận)và Phero Phạm Văn Cử.

Ngày 1/9/1958, cha giám đốc tuyể chọn 40 chủng sinh từ đoàn một Bùi Chu để thành lập chủng viện Mẫu Tâm (đây là sự khôn ngoan của các nhà đào tạo). Từ số các tu sĩ trên các ngài đã chọ ra 10 thày sang dạy Tiểu chủng viện Trung Linh. Trong số đó có 6 thày được tuyển chọn lên chức Linh mục năm 1963 là Toma Phạm Chính Phương, Gioan Đinh Như Lạng. Phê-rô Trịnh Đình Trang,Giuse Phạm Đình Chẩn, Giuse Phạm Văn Huyễn, Đaminh Trần Ngọc Trác và Giuse Phạm Xuân Thi năm 1976. Cuối năm 1958 tu viện Mẫu Tâm mở lớp đào tạo thêm 10 thày giảng đi giúp xứ, sau này có 4 vị được tuyển chọn lên chức Linh mục là Giuse Phạm Thành Lâm, Augustino Trần Ngọc Phan, Augustino Vũ Quốc Toàn và Giuse Tran Ngọc Tư.

Chủng viện còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu nhiều giáo sư, sách vở, chủng sinh còn nhiều giới hạn và thiếu nhiều điều kiện cần thiết cho việc học tập của chủng sinh theo đuổi ơn gọi. Mặc dù khó khăn chồng chất nhưng ơn Chúa vẫn thương, từ bề trên cho đến chủng sinh đều thấy cám thấy được an ủi, được khích lệ bởi những thành quả và việc tu luyện tiến tới.

Những dấu hiệu không lành đã làm các nhà đào tạo lo âu ngày đêm và phải tranh thủ từng phút từng giờ trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhất là tháng 8 năm 1960 khi có quyết định đóng cửa Chủng viện, tình hình trở lên căng thẳng hơn cho ban giám đốc, ban giáo sư và chủng sinh 2 trường Tiểu và Đại Chủng viện. những ngày kéo dài của việc chấp hành đóng cửa Đại chủng viện là cả một nỗi gian nan đau khổ đè nặng bề trên và chủng sinh, nhiều người đã không vượt qua được nỗi đau khổ này dần dần trở về gia đình trong nước mắt. Từ khi chủng viện đổi cách đào tạo tập thể sang cá nhân thì việc giảng dạy và học hỏi càng trở nên khóp khăn và phức tạp cho thày và trò, những không vì thế mà số lượng và chất lượng bị giảm sút. Những chủng sinh đầu tiên của loại hình chủng viện này phải trả giá khá đắt mới tới được chứ Linh mục, tới những năm sau này thì tình hình trở nên dễ dàng hơn.

Củng cố dòng tu:

Theo đức cha “Không thể có một giáo phận phục hưng khi không có sự hỗ trợ bằng cầu nguyện và hy sinh ”. chính vì thế từ ngày về giáo phận cha Tổng đại diện luôn chú tâm và củng cố các dòng tu đã có sẵn trong giáo phận, ngài chuẩn bị ơn gọi xa cho các dòng tu dưới nhiều hình thức khác nhau, việc mở các lớp tập, lớp khấn cho cá nữu tu dòng Đaminh Bùi Chu, Dòng Mân Côi Bùi Chu, Dòng mến Thánh giá và nâng đỡ tu đoàn Mẹ Thăm Viếng chưa có lời khấn, đặc biệt dòng Trinh Vương mới thành lập năm 1969.

Chấn chỉnh sống đạo

Ngay từ khi cha tổng đại diện trở về giáo phận, hàng tháng, hàng quý ngài viết thư mục vụ nhằm chấn an, chỉ bảo cách thực hành sống Đức Tin Kito giáo cho người tín hữu, qua những thư mục vụ này, người giáo dân trở nên tốt hơn trong việc sống làm con cái Chúa và sáng danh ngài.

Năm 1958, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, cũng là 100 năm kỷ niệm Đức Cha Berrio Ochoa Vinh và cha chính Riano Hòa dâng giáo phận cho Đức Mẹ Vô Nhiễm và nhận ĐứcMẹ làm quan thày đệ nhất giáo phận Bùi Chu, Ngài đệ đơn xin Tòa Thánh cho mở năm thánh giáo phận và ban ơn toàn xá cho những ai kính viếng nhà thờ đền thánh Phú Nhai. Nhờ việc canh tân và sống thực thi tinh thần Năm thánh giáo phận, giáo phận bắt đầu sống lại Năm toàn xá: các hội đoàn nay trở lại hoạt động lại, mọi người khắp từ các miền, các giáo hạt trong giáo phận về viếng đền thánh Phú Nhai và lĩnh ơn Toàn xá. Trong thời kỳ này có biết bao người tội lỗi ăn năn xám hối trở lại về với giáo hội, những cuộc rước Đức mẹ linh đình và trọng thể được cử hành mọi người an tâm sống đạo và đời.

Ngày 8/12/1958, cha chính Giuse Phạm Năng Tĩnh lại dâng giáo phận cho Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Bùi Chu. Dịp kết thúc năm thánh ngày 2/2/1959. giáo phận dâng lên Chúa của lễ tinh tuyền là cha Giuse Phạm Xuân Thu, văn phòng TGM Bùi Chu, ngài là linh mục trẻ nhất giáo phận mới 37 tuổi và 7 năm linh mục, 1 linh mục đầy khôn ngoan và can đảm, nhiệt thành trong mọi công việc, của lễ hiến dâng này làm nhiều người tiếc thương và mến mộ.

Về đời sống sinh hoạt xã hội thời kỳ này giáo dân an tâm sống đạo và xây dựng xã hội, tích cực tham gia các sinh hoạt xã hội, góp của góp công vào hợp tác xã để xây dựng xã hội, động viên con em đi làm nghãi vụ quân sự. Các hội đoàn các xứ họ cũng sinh hoạt bình thường, giáo dân sớm tối cầu nguyện, việc học hỏi giáo lý qua cuốn Bổn đồng ấu và Thánh giáo thuyết minh do Đức cha Hồ Ngọc Cẩn soạn thảo được tái bản. Vì thiếu linh mục, giáo dân phải đi lễ rất xa, có những người phải đi từ hôm trước để dự lễ Chúa Nhật, thường phải đi bộ từ 7 tới 10 km để dự lễ nhưng giáo dân không mấy ai bỏ lễ.

Giáo phận Bùi Chu những năm 1960
Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh

Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh sinh ngày 31/7/1917 tại giáo xứ Quần Cống, rửa tội ngày 5/8/1917. rước lễ lần đầu ngày 19/3/1922, chịu phép thêm sức ngày 22/7/1927. Vào nhà Chúa năm 1931. Thụ phong linh mục ngày 4/8/1945 tại nhà thờ Chính tòa Bùi Chu do Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn. Là giáo sư trường Ninh Cường ngày 15/8/1945, giáo sư trường chủng viện Quần Phương ngày 15/8/1946, lục sự tòa án hôn phối giáo phận và trưởng ban lễ nhạc giáo phận ngày 19/5/1950, là cha văn phòng TGM ngày 13/6/1951, cha chính giáo phận ngày 20/9/1954, tấn phong giám mục ngày 10/11/1960, Từ trần tại TGM ngày 11/2/1974, thọ 57 tuổi

Ngày 20/3/1959, Tòa thánh đặt cha chính Giuse Phạm Năng Tĩnh làm giám quản tông tòa địa phận Bùi Chu. Đến ngày 5/3/1960, tòa thánh ban sắc ngài làm giám mục giáo phận Bùi Chu hiệu tòa Berrnicia. Đức cha phải đạp xe đạp hơn 40km sang Thái Bình và thụ phong cách thầm lặng ngày 10/11/1960 do Đức cha Đaminh Đức Đức Trụ chủ phong với khẩu hiệu “đến với Chúa Giê- su qua mẹ Maria”.

Ngày 24/11/1960, hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh trở thành giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu đầu tiên. Ngày 27.11.1960 Đức cha phong chức linh mục cho 4 thày trong đó có cha Giuse Vũ Duy Nhất sau làm giám mục giáo phận, cha Đaminh Trần Đình Bảng, cha Đaminh Trần Văn Nguyện, và cha Phê-rô Phạm Văn Cử. Đây là hoa trái đầu mùa của chủng viện Mẫu Tâm Bùi Chu sau khi được hoạt động trở lại. Thành quả này tiên báo một Chủng viện nở rộ hoa trái. Cũng năm 1960, chủng viện tạm thời bị đóng cửa, Đức cha bàn bạc với hội đồng cố vấn quyết định chuyển một số Đại chủng sinh sang Tòa giám mục để phục vụ. Công việc đào tạo các chủng sinh này chỉ còn Đức Cha, vài Linh mục khác gánh vác cách đơn độc, các chủng sinh vừa học vừa làm để tránh bom đạn, kết quả học tập được Chúa bù đắp cách đáng khích lệ

Ngày 29/6/1962 Đức cha lại dâng giáo phận cho Thánh Tâm Chúa tại nhà thờ Chính tòa Bùi Chu cách trọng thể. Cũng ngày 8/12/1963 Đức cha đã truyền chức Linh mục cho 29 đại chủng sinh tại nhà thờ đền thánh Phú Nhai. Danh sách các thày được phong chức linh mục là:

1.Lm Phaolo Trần Đức Nhuận
sinh 1936. Gx Phú An
coi soc các xứ: Lạc Đạo, Đồng Liêu, Đồng Nghĩa, Đồng Qũy, Giap Nghĩa, Giap Phú, Xuân Hà,qua đời năm 2006, an táng tại giáo xứ Xuân Hà

2. Lm Phero Vũ Ngô Qúy
sinh 1938, Thái Bình
coi sóc các xứ, Đại Đồng, Định Hải, Thuận Thành, Phú Thọ, Phú Ninh, An Lãng hiện đang là linh mục chánh xứ An Lãng

3. Đaminh Trần Ngọc Tuất
sinh 1939, Gx Kính Danh coi sóc các xứ: Xuân Thủy, Xuân Đài,Phương Chính, Ninh Sa, Giaps Năm, Tư Khẩn, Ngọc Tiên
hiện tại: chánh xứ Ngọc Tiên

4. Lm Đaminh Trần Đức Tâm
sinh 1939, Gx Kính Danh
coi các xứ; Cốc Thành, Chương Nghĩa, Lý Nghĩa, Xuân Thủy, Xuân Đài,Hiện tại:

5. Lm Đaminh Hoàng Văn Kiểu
sinh 1939, Gx Chỉ Thiện
coi sóc các xứ: Qũy Nhất, Bình Hải, Chỉ Thiện, Tân Bơn
Hiện là linh mục chánh xứ Ngọc Lâm

6. Lm Giuse Phạm Thành Lâm
sinh 1940, Gx Quần Cống
coi sóc các xứ An Nghĩa, An Đạo
Hiện là linh mục chánh xứ An Nghĩa

7. Lm Giuse Phạm khắc Thẩm
sinh 1940, Gx Sa Châu
coi sóc các xứ: Thủy Nhai, Lục Thỷ,Hải Nhuận, Trung Thành, Kim Thành, Phú Hải, Giap Nam, Hưng Nghĩa, Hạc Châu
Hiện là linh mục chánh xứ Hạc Châu

8. Lm Toma Phạm Văn Phương
sinh 1940, Gx Tang Điền
coi sóc các xứ: Phương Chính, Long Châu, Xuân Đài, Thịnh Long, Cốc Thành, Chương Nghĩa, Lý Nghĩa, Lục Thủy, Hạc Châu, Cát Phú
Hiện là linh mục chánh xứ Cát Phú

9.Lm Vinh sơn Bùi Công Tam
sinh 1940, Gx Hải Điền
coi sóc các xứ: Báo Đáp, Lã Điền, Khoái Đồng, Phong Lộc
Qua đời 2005, an táng tại giáo xứ đền thánh Báo Đáp

10. Lm Giuse Phạm Văn Huyền
sinh 1940, Gx Hoành Đông
qua đời năm 1979, an táng tại Hoành Đông

11. Lm Giuse Phạm Ngọc Oanh
sinh 1941, Gx Quần Cống
cói sóc các xứ, Phú Nhai, Kính Danh, Vạn Lộc, Bùi Chu,Trung Linh, Liên Thủy
Hiện đnag làm giám đốc Cô nhi viện Thánh An Bùi Chu

12.Lm Vinh Sơn Nguyễn Đức Hiệp
sinh 1941, Gx Qũy Nhất
cói sóc các xứ: Tứ Trùng, An Cư, An Bài, Nam Phương, Trùng Phương, Xuân Thủy, Thịnh Long, Long Châu, qua đời tháng 2 năm 2011 an táng tại nhà thờ giáo xứ Thịnh Long

13.Lm Phaolo Phạm Thanh Tòng
sinh 1941, Gx Qũy Nhất
coi sóc các xứ: Ninh Cường, Tây Đường, Đông Bình, Tứ Trùng
qua đời 2008, an táng tại giáo xứ đền thánh Ninh Cường

14. Lm Gioan Đinh Như Lạng
sinh 1941, Gx Phú Nhai
coi sóc các xứ: Kiên Lao, Xuân Dương, Đồng Qũy, Lý Nghĩa
hiện là linh mục chánh xứ Lý Nghĩa

15. Lm Giuse Nguyễn Đức Dung
sinh 1941, Gx Tích Tín
coi sóc các xứ: Liên Phú, Xuân Hà, Hòa Định, Đại Đồng, Vinh phú
Hiện là linh mục chánh xứ Vinh Phú

16. Lm Phero Lê Hoàng Thang
sinh 1941, Gx Vạn Lộc
coi sóc các xứ Phú Nhai, Vạn Lộc
qua đời năm 1993, an táng tại giáo xứ đền thánh Phú Nhai

17.Lm Phero Trịnh Đình Trang
sinh 1941, Gx Thủy Nhai
coi sóc các xứ: TGM, Hạc Châu, Xuân Dương, Đồng Liêu, Đồng Nghĩa, Trang Hậu
Hiện đang nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Xuân Hóa

18. Lm Phanxico Phạm Hoan Đạo
sinh 1941, Gx Giáo Lạc
coi sóc các xứ: Quần Lạc, Bùi chu, Liên Thủy, Trung Linh, Phú Nhai, Vạn Lộc, An Bài
Hiện là linh mục chánh xứ An Bài

19.Lm Đa minh Phạm Ngọc Tiên
sinh 1942, Gx Kính Danh
coi sóc các xứ: Phú Hải, Hải Nhuận, Quần Phương, Giáp Nam, Triệu Thông, Liễu Đề
Hiện là linh mục chánh xứ đèn thánh Liễu Đề

20. Lm Đaminh Trần Văn Đoan
sinh 1942. Gx Hải Nhuận
cói sóc các xứ: TGM, Phúc Hải, Triệu Thông, Thiện Giao, Giáo Lạc
Hiện tại:

20. Lm Phalo Vũ Minh Hòa
sinh 1942, Gx Âm Sa
coi sóc các xứ: TGM, Hải Nhuận, Hưng Nghĩa, Trung Thành, Kim Thành, Phạm Pháo, Tân Hòa, Tương Nam, Hưng Nhượng
Hiện là linh mục chánh xứ giáo xứ Tương Nam

21. Lm Giuse Lê Ngọc Hoàn
sinh 1942, Gx Nam Hưng
coi sóc các giáo xứ: Trung Lao, Nam Hưng, Trang Hậu, Phú An, Nam Lạng, An Lãng, Lạc Thành
hiện là linh mục chánh xứ giáo xứ Lạc Thành

22.Lm Giuse Phạm Đình Chẩn
sinh 1942, Gx Liên Thủy
cói soc các xứ: Cổ Ra, Hồng Quang, Hưng Nhượng, Nam Dương, Trực Chính
qua đời năm 1994, an táng tại giáo xứ Cổ Ra

24.Lm Giuse Nguyễn Đức Giang
sinh 1943, Gx Thạch Bi
coi sóc các xứ, Nam Trực, Ngoại Đông, Thạch Bi, Qũy Đê, Qũy Ngoại, Bùi Chu, Liên Thủy
hiện là linh mục chánh xứ giáo xứ chính tòa kiêm tổng đại diện giáo phận

25. Lm Đa minh Trần Ngọc Trác
sinh 1942, Gx Kiên Lao
coi sóc các xứ: Báo Đáp, Đại Đê, Quần Lạc
qua đời năm 1984, an táng tại giáo xứ đền thánh Kiên Lao

26 Lm Đaminh Phạm Ngọc Đỉnh
sinh 1942, Gx Phú Nhai
coi sóc các xứ: Quần Liêu, Liêu Ngạn, Tân Bơn, Đại Đê, Liễu Đề, Chương Nghĩa, Lý Nghĩa, Cốc Thành, Long Châu
qua đời năm 2007 an táng tại giáo xứ Quần Liêu

27. Lm Vinh sơn Trần Ngọc Bút
sinh 1942, Gx Văn Giáo
coi sóc các xứ: Thức Hóa, Phong Lâm, Du Hiếu, Phú Nhai, Liêu Ngạn
hiện đang là linh mục chánh xứ Liêu Ngạn

28. Lm Đaminh Ngô Xuân Mai
sinh 1942, Gx Quần Cống

29. Lm Micae Lương Đức Triêm
sinh 1942, Gx Kiên Lao

Trong số 29 linh mục , hiện nay có 2 linh mục là cha Mai và Cha Triêm về lập gia đình, các cha đã qua đời: cha Nhuận, cha Tam, cha Huyền, cha Chẩn, cha Thang, cha Trác, cha Tòng, cha Đỉnh, cha Hiệp. Số linh mục còn lại là 19, nghỉ hưu 2, đang phục vụ 17.

Sau đó ngài dồn hết tâm trí vào việc bồi dưỡng hàng ngũ linh mục trẻ cùng đối phó với biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách, nhất là khi vắng bóng cha giám đốc Micae Lương Huy Hân, nhà đào tạo và là cánh tay phải đắc lực của Đức Cha qua đời ngày 20/10/1964.

Đầu năm 1969, đức cha nhận được sắc và hiến pháp gửi về cho phép dổi tên Dòng Mến Thánh giá Bùi Chu thành dòng Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương gọi tắt là hội dòng Trinh Vương. Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh Công bố Sắc Tòa Thánh và mở lớp đầu tiên cho dòng Trinh Vương ngày 19/3/1969, ngày 14/9/1969 lớp khấn đầu tiên có 7 chị

Dòng Mân Côi và dòng Đaminh cũng được đức cha nâng đỡ, đào tạo để có thêm các tu sĩ trẻ đi giúp các xứ họ trong việc dạy kinh văn, giáo lý, quản lý tài sản. Ngài còn muốn nâng nhà phước Thăm Viếng lên thành dòng tu chính thức trong giáo phận, nhung công việc đang còn dở dang thì người được Chúa gọi về năm 1974

Ngày 4/8/1970 kỷ niệm 25 năm chức vụ Linh mục của Đức cha dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cả giáo phận vẫn tổ chức thánh lễ tạ ơn của ngài cách trọng thể và sốt sáng tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Để phục vụ hơn 250.000 giáo dân mà chỉ có 35 linh mục, chính vì thế ngày Chúa nhật Đức cha đạp xe đi các xứ dâng thánh lễ, động viên giáo dân sống đạo ngày một tốt hơn. Vừa là gaism mục, lại là giáo sư Đại chủng viện, vừa là nhà đòa tạo các nữ tu cho các dòng, ngài còn chịu trách nhiệm coi sóc 7 giáo xứ trên 2 vạn giáo dân, mùa Chay đức cha phải giải tội cả đêm. Với các linh mục còn lại phần lớn là già yếu, một số ở trong trại, công việc phụng vụ gặp rất nhiều khó khăn. Dù công việc Mục vụ và phụng vụ không còn thời gian để nghỉ ngơi nhưng đức cha vãn giành giờ vào bữa ăn, giờ nghỉ của nhà chung dung để làm việc: viết thư chung hàng tháng để gửi tới linh mục và giáo dân trong giáo phận, nhờ đó đời sống của giáo dân ngày càng trở lên tốt hơn và sốt sáng hơn, giữ được thế quân bình trong sống đạo và thoát được nhiều cám dỗ. Ngoài ra đức cha còn viết và dịch trên 20 cuốn sách thuộc nhiều loại, các đầu sách như: Diễn giảng tuần thánh, Đường thơ ấu thiêng liêng, Linh mục với Thánh Tâm Chúa, Những nhân đức người giáo dân, Sách luật công giáo, Tận Hiến cho Đức Mẹ, Thần đồng tiểu lộ, Tuần Chín ngày kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, Tuần chín ngày kính thánh Đa minh…Đức cha còn viết các sách ngắm nguyện về Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria, sách tu đức, sách luân lý…đặc biệt hàng tháng và hàng quý Đức cha viết thư luân lưu tới các khía cạnh Đức tin, cạy , mến, đức công bình, đức bắc ái..như những chỉ dẫn để giáo hữu thực hiện bổn phận của con cái Chúa sống công bình giữa đạo đời.

Đức cha phỉa gánh vác giáo phận bằng cả đôi vai cùng toàn lực của mình để cùng ngài cùng với giáo dân chu toàn sứ mệnh mà Chúa đã trao phó, chính vì thế mà sức khỏe của đức cha giảm sút đi rất nhiều và gặp cơn bệnh trầm trọng, ngài qua đời ngày 11/2/1974, hưởng thọ 57 tuổi với 6 năm bề trên giáo phận và 14 năm giám mục chính tòa, Ngài ra đi để lại cho giáo phận vô vàn thương nhớ. Cha Chính Đa minh Lê Hữu Cung từ Phú Nhai về Tòa giám mục lo việc an tang Đức cha và đảm trách trông coi giáo phận.

Dù trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, bom đạn đe dọa ngày đêm, nhưng thánh lễ an táng Đức cha vẫn được tổ chức cách trọng thể và nghiêm trang. Thánh lễ an táng cử hành tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu do Phó Tổng giám mục Giuse Trịnh Văn Căn chủ tế, với sự tham gia của các cha tổng đại diện các giáo phận miền Bắc cùng tòa n thể hàng linh mục và giáo dân giáo phận Bùi Chu, số giáo dân tham dự thánh lễ an táng hơn 50.000 người, linh cữu của Đức cha được rước ra phố, qua đến bến đò Fa-ti-ma vòng về nhà thờ chính tòa dà gần 5km rồi an táng tại gian cung thánh nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Trong bài giảng đức phó tổng giám mục nhận xét về ngài: “ đây là tôi tớ trung thực của Chúa và Mẹ Maria”. Tiễn biệt vị cha chung của giáo phận một biển người đầu đội vành khăn tang ngậm ngùi trong nước mắt. Từ giáo sĩ tới giáo dân ai ai cũng coi ngài như một người cha thân yêu khả kính. Trong đám tang không ít những câu nói đại loại như “nếu Chúa cho tôi chết thay đức cah tôi cũng sẵn lòng để đức cha ở lại với giáo phận thì tôi cũng vui lòng”.

Hạt giống Tin Mừng
Đức cha Đaminh Lê Hữu Cung 1975-1987

Giáo phận thời đất nước thống nhất:

Đức cha Đaminh Lê Hữu Cung sinh năm 1898 tại họ Bắc Tỉnh- giáo xứ Phú Nhai, thụ phong linh mục ngày 4/6/1930, cha chính giáo phận năm 1960, thụ phong giám mục ngày 29/6/1975 tại nhà thờ lớn Hà Nội, an nghỉ trong Chúa ngày 12/3/1987, hưởng thọ 89 tuổi.
Ngày 8/5/1975, Tòa Thánh quyết định đặt cha chính Đaminh Lê Hữu Cung làm giám mục giáo phận Bùi Chu, trùng vào những ngày đầu của đất nước được giải phóng, hai miền Nam Bắc thống nhất. Trong niềm vui đó thánh lễ tấn phong giám mục của tân giám mục tại nhà thờ lớn Hà Nội ngày 29/6/1975 do Đức tổng giám mục Giuse Trịnh Như Khuê chủ phong,phụ phong có Đức cha Giuse Trịnh Văn Căn, Cùng nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân tham dự.

Bắt tay ngay vào công việc phục vụ gần 320.000 giáo dân, và trên 30 linh mục, đức cha trao phó giáo phận cho Đức Mẹ Và Thánh tâm Chúa. Trước những hoàn cảnh khó khăn của giáo phận, ngài luôn kêu cầu Thánh Tâm Chúa, đức cha có long sung kính đặc biệt với Thánh Tâm Chúa. Ngay năm 1942 khi còn là bề trên trường thử Trung Linh, ngài đã cổ võ long sung kính và viết sách về Thánh Tâm Chúa.

Đức cha đưa thêm các linh mục tài đức vào guồng máy lãnh đạo giáo phận, động viên các linh mục trẻ hăng say phục vụ. Mỗi linh mục phải phục vụ từ 10.000 tơi 20.000 giáo dân trong nhiều giáo xứ. Đức cha và các cha thường phải di chuyển bằng xe đạp để dâng lễ cho giáo dân các xa nhau 5-20km, có những ngày phải đi bộ hay dùng thuyền để đến với giáo dân.

Đức cha Đaminh Lê Hữu Cung năm 1945 khi còn làm cha chánh xứ giáo xứ Tương Nam, ngài đã cho lập Cô Nhi Viện Tương Nam cứu biết bao trẻ em bị bỏ rơi, bị chết đói, người dân Tương Nam kể lại: “xác người nằm la liệt từ cầu đình vào đến nhà thờ, đa số là người lớn và trẻ em, Cha xứ Cung phải xuất kho gạo nhà xứ cứu trợ, nagif cho nấu cháo trắng, phát trẩn cứu dân không kể lương giáo, nhờ vậy ngài đã rửa tội và sức dầu cho rất nhiều người, bữa trưa của cha chỉ là rau luộc và khoai luộc”. sau đó ngài về coi sóc đền thánh Phú Nhai và thời gian này Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh đã đặt ngài làm cha chính giáo phận Bùi Chu.

Khi còn là linh mục coi sóc miền Phú Nhai, ngài rất yếu, có đêm phải cấp cứu tới 2-3 lần vì bệnh hen suyễn kinh niên, trong mùa chay có khi phải giải tội cả đêm, trong thánh lễ khi cho rước lễ phải tới 1-2 giờ vì khi đó chưa có Thừa tác viên, nhưng khi về Tòa giám mục Chúa lại cho người sức khỏe phi thường và trí khôn minh mẫn, có khi ngài nói với giáo dân: “tôi già nhưng Chúa không già, tôi lẩm cẩm nhưng Chúa không lẩm cẩm đâu”, trong bữa ăn đức cha thường chia bớt khẩu phần ăn của mình cho người nghèo khó. Các hoạt động của các hội đoàn trong giáo phận vẫn âm thầm hoạt động, tất cả đều hoạt động trong cầu nguyện, và lần hạt mân côi.

Nếu chúng ta gọi giáo phận Bùi Chu là “đạo kinh” quả thật đúng, ta thấy từ thời cha Đắc Lộ và các vị Thừa sai kế tiếp khi dạy giáo lý và truyền giáo các ngài dung kinh văn dễ đọc, dễ nhớ dần dần ăn sâu vào tiềm thức con người…cứ thế lớn lên đứa trẻ luôn ở trong bầu khí cầu nguyện, trong mọi mối trường như đi đường, đi học, đi làm…họ luôn ca tụng Chúa và Mẹ Maria bằng lời kinh, tiếng hát.
Về phần đức cha, ngài đặc biệt quan tâm tới các chủng sinh đang gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, phần thì phó thác họ cho Chúa, phần thì động viên và an ủi họ luôn vướt qua mọi khó khăn và thử thách nhằm nâng cao kiến thức đạo đời, phục vụ giáo phận. Đáp ứng nhu cầu mục vụ, đức cha xét ơn gọi của một số thày và xứng đáng lãnh nhận tác vụ linh mục nên quyết định phong chức trong thầm lặng để duy trì ơn thiên triệu và giúp giáo phận có sẵn chủ chăn chờ ngày thuận tiện sẽ phục vụ giáo phận, đây là quyết định liều lĩnh nhưng đày khôn ngoan của Đức cha, nhờ Chúa Thánh Linh hướng dẫn, chính vì thế mà giáo phận đã có thêm những linh mục đầy nhiệt huyết phục vụ giáo phận nhà.

Hướng tới tương lai cho giáo phận, sau gần 20 năm chủng viện bị đóng cửa, việc tiếp nhận ơn gọi trở nên khó khăn, nhưng với bề trên đầy kinh nghiệm, các nhà đòa tạo không bó tay trước nguy cơ làm giảm bớt, với sự khôn khéo, các ngài chiêu sinh và nâng đỡ ơn gọi dưới nhiều hình thức khác nhau cách hợp thời. Nhờ đó mà chủng sinh vượt lên được khó khăn và thử thách mọi mặt mỗi người cảm thấy được sự an ủi, quan tâm, tin tưởng nên vững long trông đợi ơn gọi. Dù đức cha tuổi đã cao, nhưng lại rất nhạy bén với đòi hỏi của việc mục vụ, ngài tiên liệu mọi khả năng ơn gọi, chính vì thế mà các chủng sinh của ngài dù ở nơi đâu cũng luôn an tâm như đang trong long ngài. Đặc biệt năm 1980 đức cha kêu gọi ơn Thiên triệu trong khắp giáo phận, đáp lại lời ngài đã có hơn 400 đơn xin tận hiến cho Chúa, họ thuộc nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưu vậy vườn hoa ơn gọi lại bắt đầu đua nở.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó , đức cha gửi chủng sinh đi học ở nhiều nơi khác nhau về phục vụ giáo phận. Chủng sinh đi đâu đức cha biết rõ từng người một và lo cho họ, chính kiểu chủng viện bán trú này mà giáo phận được bảm đảm hơn…là một vị giám mục có long sung kính Thánh Tâm cách đặc biệt, ngài mời gọi mọi người tôn sung Thánh Tâm Chúa, hô hào làm sổ kho (bó hoa thiêng) thăng tiến đời sông đạo đức cho các Linh mục, Tu sĩ, và toàn thể giáo dân giáo phận. Qua lời cầu nguyện sau đây chúng ta nhận ra Đức Cha mong muốn gì nơi Trái Tim Chúa, Mẹ Maria và thánh Giuse:
“Lạy Trái Tim Đức Chúa Giê-su
Nguyện xin cho nước Chúa trị đến
Lạy Trái Tim Đức Chúa Giê-su
Xin ban cho con long kính mến Trái Tim Chúa nhiều hơn
Lạy Trái Tim tân khổ và Vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria, xin cầu cho chúng con
Lạy thánh cả Giuse và các thánh
Xin cầu cho chúng con”.

Vì tuổi già sức yếu, Đức cha xin tòa Thánh ban cho ngài một vị giám mục phó. Tháng 7 năm 1979, Tòa thánh ban sắc đặt cha Giuse Vũ Duy Nhất làm giám mục phó với quyền kế vị. Thánh lễ phong chức giám mục phó tổ chức trọng thể tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu ngày 8.8.1979. do đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn chủ phong, đức Tổng giám mục Phaolo Nguyễn Văn Bình và Đức Cha Đaminh Lê Hữu Cung phụ phong. Ngoài ra còn rất nhiều các linh mcuj tu sĩ và gần 40,000 giáo dân tham dự thánh lễ, cho dù ngày hôm đó trời mưa tầm tã,các đấng đều cảm phục lòng sốt sáng của giáo dân địa phận Bùi Chu.

Ngày 19/3/1980 do lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, Đức cha đã tiếp nhận tu hội Thánh Tâm vào giáo phận và khuyến khích phát triển. Cuộc đời giám mục của đức cha thật lạ lùng: tuổi cao, bệnh tật, thiếu linh mục, thiếu người cộng tác, mà giải quyết được bao khso khăn về cả tinh thần và vật chất với lòng tín thác hoàn toàn cho Thánh Tâm Chúa và Đức mẹ Maria. Ngài thường nói: ta cứ đổi công cho chúa, cứ làm sáng danh Chúa, thì Chúa sẽ lo mọi việc cho ta”.

Năm 1980 Đức cha dự hội đồng giám mục Việt Nam tại Hà Nooin từ 24-30 tahsng 4, gặp gỡ hầu hết các giám mục của 25 giáo phận toàn quốc, theo giáo luật cứ 5 năm các giám mục về viếng mộ 2 thánh cùng gặp gỡ và trình bày với Đức Thánh Cha về tình hình giáo phận địa phương của mình, nhưng đức cha lại không được đi, thật đáng tiếc, và nguyện vọng của giáo luật lại không được thực hiện, đức cha vẫn vui vẻ chấp nhận thánh ý Chúa trở về giáo phận,ngài chấp nhận thiệt thòi về phần mình và phó thác mọi sự cho Thánh Tâm Chúa quan phòng.

Nhân dịp mừng lễ ngân khánh linh mục của Đức cha Đaminh Lê Hữu Cung ngày 4/6/1980, đức cha phó, cha chính, các cha, nam nữ tu sĩ và toàn thể giáo dân giáo phận tổ chức thánh lễ tạ ơn sốt sáng bày tỏ tấm lòng tri ân với Đức cha. Công việc mục vụ đã chiếm hêt thời gian của đức cha nhưng ngài vẫn dành ít thời gian quý báu đó để viết sách và thư chung gửi linh mục và giáo dân giáo phận hàng tháng. Các sách mà đức cha đã viết như: Lý đoán phổ thông, Phép lần hạt mân côi Mẹ Maria, Lý đoán giúp mình xưng tội…

Với tuổi cao sức yếu, Thiên Chúa đã gọi ngài về ngày 12/3/1987, ngài ra đi bình an nhưu một giấc ngủ, khuôn mặt hồng hào đẹp đẽ. Đức cha phó Giuse Vũ Duy Nhất, các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận đã tổ chức tahsnh lễ an táng cách trọng thể tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Đức cha Phanxico Đại diện Đức Hồng Y về chủ tế thánh lễ an táng, cùng đồng tế có Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất, giám mục phó Bùi Chu, Đức cha Giuse Nguyễn Tùng Cương giám mục Hải Phòng, đức cha Đaminh Đinh Bỉnh, giám mục Thái Bình, các cha đại diện các giáo phận, các linh mục giáo phận, các tu sĩ nam nữ và gần 35.000 giáo dân tham dự thánh lễ an táng tiễn đưa đức cha về nơi an nghỉ cuối cùng, an táng thi hài đứccah tại gian cung thánh nhà thờ chính tòa Bùi chu.

Một rừng khăn tang trắng của con cái trong toàn giáo phận ngậm ngùi tiễn đưa vị cha chung của mình, linh cữu của đức cha được chuyển qua 3 cỗ đòn, đặc biệt cỗ đòn lớn do 48 đô tùy của giáo xứ Phú Nhai nơi nagif sinh ra và phục vụ hết mình trước khi ngài về Tòa giám mục. Trên bia mộ của ngài trong lòng nhà thờ chính tòa còn ghi “Nguyện xin cho Nước Cháu trị đến. Mục tửu trung thành. Tông Đồ Thánh Tâm Chúa”

Giáo phận Bùi chu thời mở của, 1979-1999
Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất

Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất sinh ngày 15/11/1911 tại giáo xứ Sa Châu, vào nhà Đức Chúa Trời ngay từ nhỏ, rồi học Tiểu chủng viện, lên Đại chủng viện đến năm thứ nhất thì phân chia 2 địa phận Bùi Chu- Thái Bình, ngài không được học ở Đại chủng viện nữa, trở thành thày giảng và đi giúp xứ. Năm 1957 ngài được gọi về Tòa giám mục và phục vụ chủng viện Mẫu Tâm, rồi học tiếp thần học và thụ phong linh mục ngày 27/11/1960 tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu, làm cha chính giáo phận năm 1976 và thụ phong giám mục ngày 8/8/1979, giám mục chính tòa ngày 12/3/1987, qua đời ngày 11/12/1999, hưởng thọ 88 tuổi, an táng tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

Năm 1987 vơi trách nhiệm giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu, đức cha Giuse Vũ Duy Nhất bắt tay vào phụng vụ giáo phận với các công việc như sau:

Tổ chức lại bộ máy giáo phận: qua kinh nghiệm khi còn là cha chính rồi giám mục phó thời Đức Cha Cung, ngài thăm dò ý kiến các cha trong giáo phận rồi bổ nhiệm các vị đủ đức tài vào các vị trí quan trọng trong giáo phận làm số các cha trong ban cố vấn tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng, ngài phân công các việc cụ thể cho từng giáo hạt, các ủy ban…

Đối với Linh mục: Đức cha quan tâm săn sóc tới các linh mục trong giáo phận, từ già tới trẻ, khỏe mạnh tới ốm đau, đức cha tỏ ra rất quan tâm. Đức cha tổ chức các buổi tĩnh tâm hàng tháng, quý, năm tại Tòa giám mục và các giáo hạt trong giáo phận, cử các linh mục đi du học nước ngoài, cử các thày đi tu học tại chủng viện bán trú Bác Ái Sài Gòn, rồi mở các lớp bồi dưỡng đặc biệt tại Tòa giám mục cho các cha vì lý do đặc biệt mà không bở nhiệm sở của mình được. Đặc biệt trong thời đất nước mở cửa, giáo phận không còn linh mục nào phải ở trong trại.

Đối với Chủng viện: Đức cha ưu tiên hàng đầu tới việc đào tạo linh mục cho giáo phận. Vì tương lai cho giáo phận đức cha có các chương trình riêng như: việc tuyển chọn chủng sinh đi học tại ĐCV Hà Nội được đức cha chỉ thị rất nghiêm ngặt và cụ thể, phải có thời gian tu luyện tại giáo phận và đủ các yêu cầu tuyển chọn của Đại chủng viện. Ngoài các môn học trong chương trình đào tạo cuả đại chủng viện đức cha còn động viên các chủng sinh đào sâu hơn các khoa học và phụng vụ thánh để sau này phụng vụ giáo dân cho tốt hơn. Nâng cao kiến thức cho chủng sinh dự bị ngay từ khi còn hcoj đại học hoặc tương đương, cử chủng sinh đi học các ngành khoa học ứng dụng tân tiến của thời đại về phục vụ giáo phận và địa phương

Với tu sĩ nam nữ: đức cha rất quan tâm và lo lắng cho họ bằng cách tạo điều kiện cho họ sống theo đòi hỏi của ba lời khuyên Tin Mừng, tìm cách bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ và của giáo xứ giáo họ đòi hỏi. Ngài động viên và cải tổ dòng mới nhằm phục vụ nhu cầu mới của giáo hội và xã hội

Đối với cộng đoàn dân Chúa giáo phận: đức cha đã viếng thăm tất cả các giáo xứ, giáo họ nhất là vào các dịp tuần chầu Thánh Thể thay mặt cho giáo phận hoặc ngày lễ quan thầy và các dịp lễ đặc biệt có những xứ họ đức cha đến thăm nhiều lần nhưng cũng có Chúa Nhật đức cha phải đi tới 2-3 xứ cáh nhau khá xa. Trong các lần viếng thăm các giáo xứ, giáo họ, ngoài những nhu cầu mục vụ riêng và giảng giải, động viên mọi tầng lớp trong giáo phận tôn sùng Thánh Thể, Mẹ Maria bằng kinh mân côi…, đức cha dùng nhiều thì giờ để gặp gỡ giáo dân, thiếu nhi củng cố niềm tin và thân mật với tất cả mọi người, ngài phát động các phong trào thi đua học hỏi giáo lý, kinh thánh từ cấp giáo xứ tới giáo hạt và thi cấp giáo phận, Đức cha cũng rất quan tâm đến các hội đoàn và củng cố niềm tin động viên các đoàn hội hoạt động tích cực hơn.

Trong những năm chiến tranh tàn phá, các nhà thờ trong giáo phận bị xuống cấp trầm trọng, có những nơi nhà thờ phải đóng cửa…nay mới dịp tu sửa lại. Kể từ ngày đất nước thống nhất và đặc biệt với chính sách mở cửa giáo phận Bùi Chu hoàn toàn được đổi mới từ trong ra ngoài, tất cả mọi người từ hàng giáo sĩ tới giáo dân, thi nhau sống tốt đẹp đọa đời, cùng nhau sống theo Tin mừng, chia sẻ niềm tin và cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuy tuổi già sức yếu nhưng đức cha vẫn lãnh đạo giáo phận một cách sáng suốt, can đảm và thẳng thắn, nhân hậu, đức cha luôn theo dõi tin tức trong giáo phận, trong đất nước và trên thế giới

Chuyến viếng thăm các cha gốc Bùi Chu 1989:
tháng 5/1989 Đức cha đi Miền Nam thăm các linh mục, các giáo xứ, cá dòng có người gốc Bùi Chu như Vô Nhiễm, Tân Phú, Tân Bùi, Bùi Phát, Bùi Chu, Tân Mai, Hố Nai…đức cha được cha địa diện Bùi Chu, 200 linh mục, nhiều tu sĩ và giáo dân miền Nam đón tiếp và hân hoan chào mừng đức cha. Mặc dù không có trách nhiệm theo giáo luật, nhưng vì tình cảm truyền thống quê hương, đức cha cũng nhắc nhở mọi người sống tốt hơn nơi các giáo phận mà mỗi người đang phục vụ với tinh thần con cháu các thánh Tử đạo Bùi Chu quê hương. Mọi người rất khâm phục kính mến người cha chung của giáo phận Mẹ. Trên đường về Đức cha ghé thăm các tòa giám mục từ Nam ra Bắc. Chính nhờ chuyến thăm này mà tình cảm cha con ngày càng gắn bó chặt chẽ và tha thiết hơn.

Đại điện Đức Thánh Cha tới thăm giáo phận Bùi Chu năm1989

Đầu tháng 7/1989 Đức Hồng Y Roger Etchegaray, Chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình kiêm chủ tịch hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm đại diện Đức Thánh Cha sang thăm Giáo Hội Việt Nam trong vòng 2 tuần từ 1-13/7/1989.

Đức Hồng Y tới Hà Nội ngày 2/7, theo chương trình lúc 10h ngày 4/7/1989 Đức Hồng Y sẽ dâng thánh lễ tại Bùi Chu. Ngay từ sáng sớm đại diện giáo phận đã lê đón Đức Hồng Y tại Nam Định. Từ Nam Định đức Hồng Y đi bằng xe của Tòa Tổng giám mục Hfa Nội. Cùng tháp tùng Đức Hồng Y có Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức Cha Fx Nguyễn Văn Sang, và một số các linh mục thuộc các giáo phận Hà Nội, Phát Diệm, Thái Bình. Quảng trường nhà thờ chính tòa và dọc con đường ra phố Bùi Chu dài hơn 2km đã không còn chỗ trống. Khi xe của ngài tới bến Fatima phải có ban trật tự, xe di chuyển từ từ, tới gần cuối nhà thờ chính tòa thì lại càng khó khăn hơn,phải mất hàng giờ xe mới vào Tòa giám mục được. Vị đại diện Đức Thánh cha có lẽ phải ù tai lên vì những chàng pháo tay và những tiếng liên tục tung hô Hoan Hô Đức Hồng Y, hoan hô, Vạn Tuế đấng nhân danh Chúa mà đến, tới Tòa giám mục Đức Hồng Y vui vẻ khôi hài nói: “Đường vào Tòa giám mục Bùi Chu khó hơn lên thiên đường?”

Trong phút đầu tiên gặp gỡ đức giám mục, hàng giáo sĩ giáo phận, đức Hồng Y thay mặt Đức Thánh Cha nói lên sự quan tâm của giáo hội hoàn vũ với giáo phận Bùi Chu và sứ mệnh của chuyến viếng thăm không chỉ là cổ vũ tính hài hòa giữa Giáo Hội với Xã Hội mà còn loan truyền sự sống Tin Mừng của Chúa bằng cách xây dựng tại giáo hội địa phương. Thánh lễ đồng tế trong tình hiệp nhất do Đức Hồng Y chủ tế được rước từ Tòa giám mục ra quảng trường cuối nhà thờ chính tòa, cùng đồng tế còn có Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất, giám mục Bùi Chu, Đức cha Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình, Đức cha Nguyễn Văn Yến, giám mục Phát Diệm, 43 linh mục, trên 50.000 giáo dân trong khắp giáo phận về dự lễ. Để nhìn thấy lễ đài nhiều người phải neo lên nóc nhà, lên gốc cây để dự thánh lễ. Đức Hồng Y cử hành thánh lễ bằng tiếng La Tinh và bài giảng bằng tiếng Pháp, người nói bằng tiếng Việt: Xin kính chào. Sau mỗi ý tưởng cha Giuse Nguyễn Ngọc Oánh phiên dịch ra tiếng Việt, mọi người chú ý lắng nghe và tỉnh thoảng lại vang lên những chàng pháo tay vang rộn. Sau khi truyền phép Mình Máu Thánh Chúa, Đức Hồng Y giơ cao Thánh Thể và quay snag trái, sang phải cho mọi người cung kính thờ lạy Chúa Giê-su. Sau thánh lễ đức cha Giuse Vũ Duy Nhất thay mặt hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân giáo phận Bùi Chu chân thành cám ơn Đức Thánh Cha, và vị đại diện của Ngài đến thăm giáo phận, đức cha cũng cám ơn Tòa Thánh luôn luôn nghĩ đến giáo phận Bùi Chu trong mọi hoàn cảnh… Đức Hồng Y tỏ lòng quý mến đức cha và toàn thể giáo dân, ngài nói: “Chúng ta vinh dự được làm con cái Chúa, con giáo hội Chúa Ki-tô trong lòng dân tộc Việt Nam, là con cháu các thánh tử đạo. Chúng ta cố gắng bảo vệ non sông đất nước và truyền thông anh hùng của tiền nhân, trung thành với đức tin”. Sau bữa cơm thân mật và chia sẻ niềm vui, Đức Hồng Y rời giáo phận trong sự quyến luyến của vị chủ chăn và con cái giáo phận Bùi Chu.

Bùi Chu- Roma 

Ngày 29/10/1990 Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất giám mục giáo phận Bùi chu cùng các giám mục Việt Nam len đường đi Roma viếng mộ hai thánh tông đồ cùng tường trình với Đức Thánh Cha về tình hình giáo hội địa phương.

Đây là lần đầu tiên kể từ 79 năm vị giám mục Bùi Chú ang Roma viếng mộ 2 thánh tông đồ và yết kiến Đức giáo hoàng. Đức Thánh Cha Gioan Phalo II đã âu yếm vị chủ chăn giáo phận cùng toàn thể giáo dân của ngài trong niềm xúc động trào dâng nước mắt. Suốt cuộc hành trình của ngài tại Roma rồi sang Pháp viếng Đức Mẹ Lộ Đức, ngài dâng giáo phận và phó thác từng con chiên trong giáo phận mẹ cầu bầu chăm sóc. Đức cha còn đến thăm nhiều nơi khác, ngài vẫn khỏe mạnh, bình an. Trong dịp này Đức cha cũng gặp gỡ nhiều Linh mục gốc Bùi Chu tại hải ngoại động viên các cha hoạt động hăng say hơn nữa phục vụ giáo hội hoàn vũ cho xứng đáng với danh hiệu con cháu các thánh tử vị đạo. Kết thúc chuyến thăm đức cha trở về giáo phận trong bình an ngày 19/10/1990, nagif bắt tay vào đổi mới giáo phận….

Bùi Chu những năm 1990-1995

Ngày 1/10/1990 với sự cộng tác của đức ông Gioan Trần Văn Hiến Minh, đức cha đã công bố hiến luật và lập hội dòng Mẹ Thăm Viếng thành dòng nữ chính thức trong giáo phận. Năm 1991 được phép của Tòa thánh đức cha mở Năm thánh kỷ niệm 500 năm ngày sinh của thánh Inhaxio Loyola,tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu, giáo dân trong khắp giáo phận lĩnh ơn Toàn xá, có hàng chục linh mcuj ngồi tòa, nhiều người khô khan nguội lạnh nay trở nên ăn năn sốt sáng hơn và sống tinh thần Năm Thánh.

Năm 1995 Tòa Thánh lại cho mở Năm Thánh tại giáo xứ Thức Hóa nhân dịp 150 thành lập họ đạo. Để tỏ lòng kính Thánh Giuse, quan thày gia trưởng và thanh niên trong giáo phận, với lòng sùng kính Thánh Giuse 400 năm có trong giáo phận và đặc biệt giáo xứ Sa Châu nói riêng, ngày 2/5/1995, Đức cha đã long trọng xức dầu cung hiến nhà thờ giáo xứ Sa Châu lên hàng đền thánh trong giáo phận kính thánh Giuse, đấng cùng với Đức Mẹ Vô Nhiễm đã nâng đỡ giáo phận trong cơn gian nan thử thách, đặc biệt là giới gia trưởng và thanh niên trong giáo phận.

Đáp ứng nhu cầu mục vụ và các sinh hoạt trong giáo phận, đức cha cho xây dựng trung tâm mục vụ cạnh Tòa giám mục. Công việc xây cất được giao cho cha quản lý Giuse Phạm Xuân Thi đảm nhiệm thực hiện, khánh thành ngày 8/8/1995

Nhân dịp lễ kính Đức Trinh nữ Maria Vô nhiễm nguyên tội bổn mạng giáo phận Bùi Chu, ngày 8/12/1995, đức Hoongy Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng về thăm giáo phận và chủ tế thánh lễ kính quan thày đệ nhất giáo phận, cùng đồng tế có Đức cha và các cha trong giáo phận và khoảng 30.000 giáo dân tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ, Đức Hồng Y dùng nhiều thời gian hỏi thăm đức cha, các cha và giáo dân trong giáo phận, Đức Hồng Y cũng kêu gọi mọi người sống tốt xứng đáng làm con cái Chúa và dựng xây đất nước.

Nhân dịp 40 năm thành lập chủng viện Mẫu Tâm Bùi chu 1955-1995, Đức cha triệu tập toàn bộ chủng sinh trong giáo phận về họp mặt. Đáp lại lời mời gọi của đức cha, cựu chủng sinh trong toàn giáo phận đã về trung tâm mục vụ Tòa giám mục dự buổi họp mặt quan trọng. Trong 1 ngày sinh hoạt với nhiều hoạt động và chương trình cụ thể nhằm ôn lại truyền thống của đoàn chủng sinh Mẫu Tâm. Đức cha kêu gọi chủng sinh phải trở lên ánh sáng trong mọi môi trường giáo hội, xã hội, giáo xứ và nhất là trong gia đình và đóng góp tích cực vào công cuộc dựng xây giáo phận làm giáo phận ngày càng thăng tiến và phát triển hơn.

Hướng về ngàn năm thứ ba:

Cùng với giáo hội hoàn vũ hướng về ngàn năm thứ 3, giáo phận Bùi chu còn những dịp kỷ niệm đặc biệt nơi: giáo xứ, giáo họi, dòng tu, đoàn hội, 140 năm dâng hiến giáo phận cho Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội và 150 năm thành lập giáo phận Trung. Tất cả mọi hoạt động mục vụ, phụng vụ, học hỏi làm cho mỗi người nhận ra chính mình và bổn phận làm con cái Chúa cùng với giáo hội và xã hội bước vào ngàn năm thứ 3.

Những năm hồng phúc của giáo phận Bùi Chu:

Năm 1996, khởi đầu một chương trình canh tân và đổi mới giáo phận để cùng giáo hội tiến về thiên niên kỷ mới.Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất đệ đơn xin Tòa Thánh và Tòa Ân Giải chương trình riêng cho giáo phận Bùi Chu, được ý xin, Đức Cha thông báo cho linh mục, tu sĩ và giáo dân tổ chức thực hiện chương trình sống những năm hồng phúc nơi giáo phận:
– Dòng Mân Côi Trung Linh kỷ niệm 50 năm thành lập dòng 1946-1996, khai mạc ngày 11/4/1996, viếng nhà nguyện của dòng vào các ngày lễ kính Đức Mẹ, từ ngày 25/3/1996 đến 7/10/1997
– Giáo xứ Liên thủy kỷ niệm 100 năm xây dựng thánh đường khai mạc ngày 7/4/1996, tổ chức trọng thể ngày 15/9/1996
– Giáo xứ Trung Lao kỷ niệm 400 năm đón nhận ánh sáng Tin mừng và 100 năm xây dựng thánh đường, khai mạc ngày 12/5/1996
– Giáo xứ Xương Điền kỷ niệm 200 năm thành lập giáo xứ, khia mạc ngày 16/5/1996
– Giáo xứ Lạc Đạo kỷ niệm 100 năm xây dựng thánh đường, khai mạc ngày 21/5/1996
– Giáo xứ Quần Liêu kỷ niệm 100 năm xây dựng thánh đường, khai mạc ngày 30/5/1996
– Giáo xứ Thạch Bi kỷ niệm 100 năm xây dựng thánh đường, khai mạc ngày 6/6/1996
– Tại nhà thờ chính tòa và đền thánh vào các ngày lễ chỉ định:
giáo xứ đền thánh Sa Châu, ngày lễ kính thánh Giuse Công nhân bổn mạng gia trưởng và thanh niên công giáo giáo phận
giáo xứ chính tòa Bùi Chu ngày lễ thánh Đaminh bổn mạng đệ nhị giáo phận
giáo xứ đền thánh Quần Phương ngày lễ kính các thánh tử đạo Việt Nam
giáo xứ đền thánh Phú Nhai lễ Đức Mẹ vô nhiễm bổn mạng đệ nhất giáo phận ân xá trong vòng 7 năm từ 1996-2003

Ngày 24/10/1996 Đức cha chủ sự buổi họp hội đồng cố vấn và các linh mục trong toàn giáo phận,lên chương trình năm thánh trong giáo phận, chỉ thị thành lập ban Toàn Xá, Đức cha đặt cha tổng đại diện Fx Phạm Hoan Đạo làm trưởng ban, cha quản lý và cha quản hạt nhà thờ chính tòa làm phó ban, các cha quản hạt và một số cha làm ủy viên, đồng thờ thành lập các ủy ban Thánh Nhạc, Ban Giáo lý, Ban Mục Vụ, Ban Lịch sử, Ban Phụng Vụ, ban Từ Thiện. Hàng tháng các tiểu ban làm việc và thống nhất chung. Ngày 26/10/1996, Tòa Quốc Phủ Khanh Tòa Thánh gửi tới Đức Cha và giáo phận lời chúc mừng và ban phép lành Tòa Thánh tới từng em trong đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể giáo phận nhân dịp 60 năm thành lập đoàn

Ngày 5/11/1996 đức cha Vũ Duy Nhất lên máy bay đi dự lễ kim khánh Linh mục của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, đồng thời viếng mộ hai thánh tông đồ và cùng với các giám mục Việt nam yết kiến chung Đức Thánh Cha ngày 5/12/1996, nhân dịp này ngài cũng tái Pháp viếng Đức Mẹ Lộ Đức, tới Bồ Đào Nha viếng Đức Mẹ Fatima và thăm các linh mcuj gốc Bùi chu tại hải ngoại.

Năm 1997: 
để cổ võ tinh thần sống đạo ngày một tốt hơn trong cộng đonà dân Chúa trong giáo phận, tôn thờ Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể và hướng về ngàn năm thứ 3. Đức cha lại xin Tòa Thánh cho mở Năm Thánh trong dịp này. Đức Thánh cha Gioan Phalo II và Tòa Ân giải Tối Cao ban như ý Đức cha thỉnh cầu “ơn toàn xá dành cho các giáo xứ trong dịp Tuần chầu Thánh thể. Từ trưa hôm trước và hết ngày chầu cho những ai tham dự phụng vụ hoặc viếng nhà thờ với những điều kiện như thường”. Được phép của Tòa Thánh, Đức cha cho phép và cổ võ lòng sùng kính Thánh Thể và phong trào mừng Năm thánh như sau:
– Tổ chức các buổi tĩnh tâm nhằm đào sâu sự hiểu biết về màu nhiệm Thánh thể cho mọi tầng lớp trong giáo phận
– Phát động phong trào kính thờ và viếng Chúa Giê-su Thánh Thể nơi các xứ họ trong các ngày trong tuần, đặc biệt là vào 12 giờ trưa hàng ngày, phong trào này được thiếu nhi và người lớn ủng hộ và hưởng ứng tích cực
– Tổ chức trọng thể các ngày chầu theo lịch của giáo phận phân công cho các nhà dòng và các giáo xứ trong giáo phận, Đức cha thường tham dự và chủ tế, giảng thuyết trong thánh lễ
– Tổ chức các lớp học hỏi giáo lý cho mọi lứa tuổi nhằm đào sâu việc sống đạo trong mọi hoàn cảnh xã hội.
– Phát động phong trào sống và làm việc thiện bằng cách cầu nguyện và cá hy sinh khác tỏ lòng Mến Chúa và Yêu Người
Ngày 3/10/1997 Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất phong chức linh mục cho 6 thày đã mãn khóa tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, Như vậy sau ngày chủng viện Trung Linh tạm đóng cửa năm 1960 và Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh truyền chức linh mục cho 29 vị ngày 8/12/1963 đến nay là 34 năm giáo phận mới có thánh lễ phong chức linh mục cách công khai, số linh mục của giáo phận tăng từ 47 vị lên 53 vị. Kết thúc Năm Thánh kỷ niệm 60 năm thành lập đoàn thiếu nhi thánh thể. Từ 12 giờ ngày 31/12/1997 tất cả các nhà thờ trong giáo phận đều treo cờ, kéo chuông và Chầu Thánh Thể 1 giờ để cảm tạ Chúa đã ban cho giáo phận 1 năm hồng phúc năm mà mồi kito hữu trong giáo phận trở lên giống Chúa trong mọi sự và kết thúc Năm Thánh.

Mừng Năm Thánh 150 Năm Thành Lập giáo phận Trung
140 Năm dâng hiến giáo phận cho Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm

Năm 1998 cùng với giáo hội tìm hiểu về “Chúa Thánh Thần là Thần Khí Sự Sống và Tình Yêu, là Đấng Thánh Hóa” đặc biệt còn là dịp giáo phận Bùi Chu Mừng Năm Thánh 150 Năm Thành Lập giáo phận Trung và 140 Năm dâng hiến giáo phận cho Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm. Qua sự chuẩn bị và làm việc tích cực trên một ủy ban Năm Thánh, đức cha chỉ thị vfa phê chuẩn bản dự thảo tiến hành công việc như sau:
– Tổ chức thánh lễ trọng thể: Ngày Khai mạc Năm Thánh,lễ Kính Thánh Đaminh, Lễ Mẹ Vô Nhiễm và lễ Bế mạc Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.
– Hành hương Năm Thánh: Năm Thánh được tổ chức tại nhà thờ chính tòa nên việc hành hương trao cho các giáo hạt: Bùi Chu, Phú Nhai, Đại Đồng, Thức Hóa, Tương Nam, Báo Đáp, Quần Phương, Ninh Cường, Kiên Chính, Tứ Trùng, Lạc Đạo, Liễu Đề và Qũy Nhất
– Tổ chức học hỏi Năm Thánh: học hỏi về Cháu Thánh Thần, Kinh Thánh và giáo lý, sống tinh thần Năm Thánh

Chỉ thị của đức cha được các cah và giáo dân giáo phận hưởng ứng và thực hiện:

1. Ngày 1/1/1998 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Đức cha cùng các đức cha trong tổng giáo phận Hà Nội, quý cha đại diện các giáo phận giáo tỉnh Hà Nội, các cha giáo phận Bùi Chu, các tu sĩ và giáo dân trong giáo phận về dự Thánh lễ khai mạc năm thánh Tại Nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu. Ngay từ đầu năm thánh, ngày cả giáo phận tràn ngập niềm vui ca hat bài ca tạ ơn Thiên chúa, Đức Mẹ đấng đã làm biết bao diều cao cả cho tổ tiên chúng con và gìn giữ giáo phận thân yêu chúng con qua mọi biên cố. Chính Chúa và Mẹ đã luôn luôn hiện diện với giáo phận chúng con.

2. vì là năm thánh giáo phận dành riêng cho nhà thờ Chính Tòa, nên việc hành hương kính viếng nhà thờ Chính Tòa Bùi Chu và lĩnh ơn Toàn xá được phân chia theo các giáo hạt như sau:
Tháng 1, tháng 7: Hạt Bùi Chu, hạt Phú Nhai
Tháng 2, tháng 8: Hạt Đại Đồng, hạt Thức Hóa
Tháng 3, tháng 9: Hạt Quần Phương, hạt Ninh Cường
Tháng 4, tháng 10: Hạt Kiên Chính, hạt Tứ Trùng
Tháng 5, tháng 11: Hạt Lạc Đạo, hạt Liễu Đề, hạt Qũy Nhất
Tháng 6, tháng 12: Hạt Tương Nam, hạt Báo Đáp
Ngoài các đoàn hành hương trong giáo phận còn có các phái đoàn thuộc các giáo phận khác như các giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Huế và Sài Gòn cũng ra thăm viếng nhà thờ chính tòa Bùi Chu.

3. Cùng với giáo hội hưỡng về Chúa Thánh Thần, giáo phận cũng tỏ lòng tôn kính đặc biệt các vị khai sinh giáo phận từ ngày thành lập tới nay. Qua mọi biến cố lịch sử của giáo phận, chúng ta nhận ra Chúa Thánh Thần luôn hoạt động tích cực trong lòng giáo phận. Phong trào tìm hiểu và học hỏi về Chúa Thánh Thần lan tỏ rất nhanh trong khắp giáo phận, trong phụng vụ, trong giảng thuyết và trong gia đình qua giờ kinh nguyện. Phong trào giáo lý cũng được phát triển mạnh trong Năm Thánh kỷ niệm 60 nặm thành lập đoàn thiếu nhi Thánh Thể giáo phận, tiếp đến trong năm thánh này lại càng phát triển mạnh hơn.

4. Sống thực thi năm thánh: Những hình thức bề ngoài như tổ chức hành hương nhà thờ chính tòa cách trọng thể, tích cực tham gia phụng vụ theo chương trình sinh hoạt giáo phận, sinh hoạt đoàn hội, làm việc bác ái…
Bản thân: mỗi ngày trong Năm Thánh mồi giáo dân trong giáo phận nhận ra Chúa Kito kết hợp với Chúa Ba Ngôi cách hoàn hảo hơn trong cuộc sống của mình
Đoàn thể: Sau bản thân mọi người thực hành ơn gọi nơi đoàn hội, nơi cộng đoàn giáo xứ, giáo họ và ngay trong gia đình thân yêu của mình để tất cả nên nột trong Chúa Kito
Giáo phận: Mỗi thời Chúa hiện diện và gìn giữ từng giáo dân của Ngài bằng những ân sủng riêng. Với Năm Thánh Chúa hiện diện như năng lực, sự sống, canh tân và thánh hóa trong toàn giáo hội, cách riêng với giáo phận Bùi Chu.

Sau khi đã đầy tràn công phúc Ðức Cha Giuse Vũ Duy Nhất, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, đã qua đời lúc 3 giờ rưỡi sáng thứ Bảy, 11/12/1999, tại Tòa Giám Mục Bùi Chu, hưởng thọ 88 tuổi, sau 20 năm làm Giám Mục, trong số này có 12 năm làm Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Bùi Chu.

Lễ An Táng Ðức Cố Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, Giuse Vũ Duy Nhất, đã được cử hành trọng thể sáng ngày 14/12/1999, trước sự hiện diện của 25 ngày tín hữu. Lễ An Táng do ÐHY Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, TGM Hà Nội, Chủ tịch HÐGM Việt Nam, chủ sự. Cùng đồng tế với ngài còn có 120 Linh Mục và 8 Giám Mục là Ðức Cha phụ tá Hà Nội, các Giám Mục Chính Tòa Thánh Bình, Phát Diệm, Bắc Ninh, Lạng Sơn, hai Ðức Cha Long Xuyên và Ðức Cha phó Giáo Phận Vinh. Ngoài ra, còn có phái đoàn tu sĩ giáo dân, 160 người từ miền Trung và 80 người từ miền Nam, trong đó có phái đoàn dòng Ða Minh do Cha Giám Tỉnh Nguyễn Cao Luật hướng dẫn.

Ðúng 9 giờ sáng, từ nhà nguyện Tòa Giám Mục, đoàn lễ nghi được rước ra lễ đài tai mặt tiền nhà thờ Chính Tòa. Dẫn đầu là 64 vòng hoa và 51 bức trướng, tiếp đến là các vị đồng tế và ÐHY Chủ sự.Bầu trời u ám, sau đó là cơn mưa nhỏ kéo dài, nhưng vẫn không ngăn cản được lòng yêu mến của giáo dân đến hiệp dâng Thánh Lễ. Hai mươi lăm ngàn người đứng chật hết phía trước lễ đài, trong sân nhà thờ và khu vực chung quanh nhà thờ. Hầu hết giáo dân đều chit khăn tang trắng. Trên cung thánh, một biểu ngữ lớn ghi dòng chữ: “Lạy Chúa, con xin phó thác linh hồn trong tay Chúa”. Cuối nhà thờ là biểu ngữ: “Giáo Phận Bùi Chu mãi mãi ghi ơn đức cố Giám Mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất”, còn tại lễ đài là: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Phụ trách hát lễ là ca đoàn tổng hợp các thầy Ðại Chủng Sinh và các Dòng trong giáo phận.

Linh Mục Phanxicô Xaviê Phạm Hoan Ðạo, Giám Quản Giáo Phận Bùi Chu, tuyên đọc điện văn phân ưu của ÐHY Josef Tomko, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, nguyên văn như sau:
“Rất đau buồn được tin Ðức Cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất, Giám Mục Bùi Chu đã qua đời, Bộ Truyền Giáo xin gửi đến hàng giáo sĩ và giáo dân Giáo Phận lời phân ưu chân thành về sự ra đi của vị mục tử trung kiên, khiêm tốn, đơn sơ, khôn ngoan. Người đã can đảm trung thành chu toàn nhiệm vụ mục tử. Tha thiết cầu nguyện cho Người được an nghỉ và hạnh phúc muôn đời. Xin Chúa sớm gửi vị mục tử mới cho Giáo Hội của Người. Ký tên: Hồng Y Josef Tomko, Tổng Trưởng”.
Tiếp theo, cha Giuse Nguyễn Ðức Dung công bố các thư chia buồn và điện tín phân ưu của Ðức Ông Ðinh Ðức Ðạo, của ÐTGM Huế, các Giám Mục Thái Bình, Quy Nhơn, Ðà Nẵng, Xuân Lộc, Phú Cường, và dòng Xitô Châu Sơn.

Mở đầu thánh lễ, ÐHY chủ tế mời gọi cộng đoàn hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Ðức cố Giám Mục giáo phận Bùi Chu, một người anh em của HÐGM Việt Nam, một mục tử nhân hiền của giáo phận. ÐHY cũng thay mặt HÐGM VN phân ưu với tất cả cộng đoàn giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Bùi Chu. Trong bài giảng, ÐHY an ủi cộng đoàn dân Chúa giáo phận Bùi Chu về những đau thương sầu buồn của mọi tầng lớp trong giáo phận trong những tang tóc, và ÐHY cũng nói rằng, tin vào Ðức Kitô chịu chết và phục sinh, dân Chúa có quyền hân hoan vui mừng, vì Ðức Cha Giuse ra đi trong thánh ý Thiên Chúa Cha, là đấng giàu lòng thương xót. ÐHY bày tỏ niềm tin và hy vọng rằng, những hy sinh của Ðức cố Giám Mục Giuse trong 20 năm làm mục tử sẽ là những hạt lúa gieo vào lòng đất, thối đi để trổ sinh những bông hạt ngọt nào cho Hội Thánh.
Cuối Thánh Lễ, trước khi tiễn biệt lần cuối, cha Giám Quản Phanxicô Xaviê Phạm Hoan Ðạo, thay mặt giáo phận Bùi Chu, bày tỏ lòng thương tiếc người cha của Giáo Phận. Ngài nhắc đến hình ảnh Ðức cố Giám Mục Giuse như một con người giữ nguyên được nét đẹp của người hiền hòa, khiêm tốn, cởi mở và hiệp thông. Ngài cũng ca tụng Ðức cố Giám Mục vì những công lao đối với giáo phận, cụ thể như quan tâm đến việc đào tạo nhân sự cho hàng ngũ linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo lý viên; phát động phong trào học hỏi Lời Chúa và giáo lý theo các cấp; đích thân thăm viếng các giáo xứ, động viên nhắc nhở giáo hữu siêng năng cầu nguyện, sống theo tinh thần Phúc Âm; tu sửa những nơi thờ phượng đã hư hỏng để xứng đáng là nơi Chúa ngự, v.v. Cha Giám Quản cho rằng đó là những sứ điệp sống và là lời di chúc không phải chỉ được viết vào những giây phút cuối đời, nhưng đã được viết bằng cả đời người, để cho cộng đoàn dân Chúa giáo phận học tập và noi gương bắt chước. Ðức cố Giám Mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất đã được an táng tại cung thánh nhà thờ chính tòa, như dấu chứng sự hiện diện của người mục tử còn mãi bên những người con giáo phận Bùi Chu.
Trong 3 ngày trước lễ an táng, thi hài Ðức Cha Giuse được quàn tại nhà nguyện Tòa Giám Mục Bùi Chu. Các giáo hạt, các giáo xứ, các dòng và các tu hội, các đoàn thể tại Bùi Chu lần lượt đến kính viếng và cầu nguyện cho Ðức Cha, sau khi đã dâng thánh lễ tại nhà thờ Chính Tòa. Phía tôn giáo bạn có giáo hội Tin Lành tỉnh Nam Ðịnh, giáo hội Phật Giáo tỉnh Nam Ðịnh và huyện Xuân Trường cũng đến kính viếng.

6. Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm

Hình ảnh phái đoàn Tòa Thánh Thăm GP Bùi Chu:

PHẦN HỎI-ĐÁP LỊCH SỬ GIÁO PHẬN BÙI CHU

1- H. Miền đất Bùi Chu được đón nhận Tin Mừng từ bao giờ?
T. Tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), Bùi Chu được vinh dự đón nhận hạt giống Tin Mừng lần đầu tiên gieo vào lòng đất mẹ Việt Nam khi giáo sĩ Inêkhu đến giảng đạo tại các làng: Trà Lũ (Phú Nhai), Quần Anh (Quần Phương) và Ninh Cường. Ngày nay, những địa danh này vẫn là những Trung Tâm Hành Hương rất sinh động của Giáo phận.

2- H. Những ai đã góp phần vào công cuộc truyền giáo tại Bùi Chu?
T. Đã có rất nhiều tập thể và cá nhân thuộc nhiều quốc gia đã góp công sức trong việc loan báo Tin Mừng tại Bùi Chu. Chúng ta có thể kể đến Hội Thừa Sai Paris, Dòng Tên, và đặc biệt là Dòng Đaminh.

3- H. Giáo Phận Bùi Chu được thành lập thế nào?
T. Ngày 5/9/1848, đức thánh cha Piô IX ban hành sắc lệnh chia đôi Giáo phận Đông Đàng Ngoài để thành lập Giáo phận Trung (nằm giữa Giáo phận Đông và Giáo phận Tây) với khoảng 130.000 tín hữu. Ngày 3/12/1924 tất cả các Giáo phận ở Việt Nam đều được đổi tên theo địa hạt hành chính, nên Giáo phận Trung được gọi là Giáo phận Bùi Chu do đức cha Pedro Muñagorri Trung coi sóc.

4- H. Tại sao gọi Bùi Chu là Giáo phận của Đức Mẹ?
T. Trong cơn cấm đạo rất khốc liệt đời vua Tự Ðức, năm 1858 đức cha thánh Vinh (Valentinô Berrio Ochoa) và cha chính Hoà (Emmanuel Riaño) đã khấn dâng Giáo phận cho sự bảo trợ của Mẹ Maria và hứa khi Chúa cho vượt qua cơn bách hại sẽ xây dựng một ngôi thánh đường xứng đáng dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Vương cung thánh đường Phú Nhai ngày nay là chứng tích của tình Mẹ che chở Giáo phận, và những cuộc đại hành hương hằng năm về bên Mẹ tại Phú Nhai cũng thể hiện lòng con thảo của người tín hữu Bùi Chu luôn nhớ ơn Đức Mẹ.

5- H. Tại sao gọi Bùi Chu là Giáo phận Dòng?
T. Năm 1757, Toà Thánh trao phó Giáo phận Đông Đàng Ngoài cho Dòng Đaminh coi sóc và đảm nhận việc truyền giáo, nên Bùi Chu cũng như các Giáo phận được tách ra từ Giáo phận Đông được gọi là Giáo phận Dòng. Chính vì thế, Giáo phận Bùi Chu đã tôn nhận cha thánh Đaminh là quan thầy đệ nhị và mừng kính trọng thể vào ngày 8/8, quen gọi là Lễ Đầu Dòng.

6- H. Giáo phận Bùi Chu được Toà Thánh trao cho hàng giáo sĩ bản quốc coi sóc từ khi nào?
T. Ngày 9/3/1936, đức thánh cha Piô XI ban hành sắc lệnh chia Giáo phận Bùi Chu làm hai để thành lập Giáo phận Thái Bình, phần đất thuộc tỉnh Nam Định vẫn giữ tên gọi là Giáo phận Bùi Chu được trao cho hàng giáo sĩ bản quốc cai quản, đứng đầu là đức cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục người Việt thứ hai và là vị giám mục bản quốc đầu tiên coi sóc Giáo phận.

7- H. Biến cố nào đã làm cho các tín hữu Bùi Chu lan tràn đi khắp nơi?
T. Biến cố năm 1954 đã khiến cho phần lớn các linh mục, tu sĩ và khoảng một nửa số giáo dân di cư vào Miền Nam. Với lòng đạo đức và nhiệt tâm tông đồ sẵn có, người tín hữu Bùi Chu đã đem di sản đức tin và văn hoá của mình đi khắp đất nước và nhiều quốc gia trên toàn thế giới

8- H. Có dịp nào phái đoàn Toà Thánh về thăm Giáo phận Bùi Chu?
T. Có 3 dịp thể hiện sự quan tâm của Toà Thánh đối với Giáo phận:
– ngày 4/7/1989, Đức hồng y Roger Etchegaray, đại diện Đức Thánh Cha về thăm Giáo phận Bùi Chu.
– ngày 14/10/2002, phái đoàn Toà Thánh do Đức ông Celestino Migliore dẫn đầu viếng thăm Bùi Chu.
– ngày 21/2/2009, phái đoàn Toà Thánh do Đức ông Pietro Parolin dẫn đầu đến thăm Giáo phận, gặp gỡ các linh mục và tu sĩ.

9- H. Bùi Chu được nâng lên hàng Giáo phận chính toà khi nào?
T. Ngày 24/11/1960, đức thánh cha Gioan XXIII ban sắc lệnh thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam nên Giáo phận tông toà Bùi Chu trở thành Giáo phận chính toà, do đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh coi sóc.

10- H. Giáo phận Bùi Chu có phần lãnh thổ như thế nào?
T. Giáo phận Bùi Chu có diện tích khoảng 1350 km2, nhỏ nhất trong các Giáo phận tại Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 diện tích của tỉnh Nam Định, gồm các huyện: Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và một phần của thành phố Nam Định.

11- H. Giáo phận Bùi Chu có ranh giới như thế nào?
T. Giáo phận Bùi Chu nằm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Đông Bắc giáp Giáo phận Thái Bình bằng sông Hồng, Tây Bắc giáp Giáo phận Hà Nội bằng sông Đào, Tây Nam giáp Giáo phận Phát Diệm bằng sông Đáy, và Đông Nam là Vịnh Bắc Bộ.

12- H. Tình hình nhân sự của Giáo phận Bùi Chu hiện nay thế nào?
T. Hiện nay Giáo phận có 167 linh mục, 5 phó tế, 609 tu sĩ, 50 đại chủng sinh, 391.837 tín hữu trên tổng số dân 1.821.495 người. Chủ chăn Giáo phận là Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm.

13- H. Giáo phận Bùi Chu có bao nhiêu giáo xứ, giáo họ và giáo hạt?
T. Giáo phận có 157 giáo xứ và 438 giáo họ, được phân bố theo 13 giáo hạt và được điều hành bởi 6 cha Hạt trưởng: Bùi Chu-Phú Nhai, Báo Đáp-Tương Nam, Đại Đồng-Thức Hoá, Quần Phương-Ninh Cường, Kiên Chính-Tứ Trùng, Liễu Đề-Lạc Đạo-Quỹ Nhất.

14- H. Giáo phận Bùi Chu có những Hội Dòng nào?
T. Hiện nay Giáo phận có sự hiện diện và hoạt động tích cực của các Hội Dòng: Mân Côi, Đaminh, Trinh Vương, Mến Thánh Giá, Thăm Viếng và Tu Hội Đời Thánh Tâm Chúa Giêsu.

15- H. Đền thánh Phú Nhai được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường từ khi nào?
T. Ngày 12/8/2008, nhân dịp Năm Thánh kỷ niệm 150 năm dâng hiến Giáo phận Bùi Chu cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Toà Thánh đã ban sắc lệnh phong tước hiệu Tiểu Vương Cung Thánh Đường cho Đền Thánh Phú Nhai. Biến cố này đã khích lệ lòng đạo đức của người tín hữu Bùi Chu và gia tăng tình yêu mến, hiệp nhất với Giáo Hội và với Đức Thánh Cha.

16- H. Trong Năm Thánh 2010, Giáo phận có sự kiện đặc biệt nào?
T. Trong Năm Thánh 2010 và cũng là Năm Linh Mục, Toà Thánh đã chấp thuận việc thiết lập Đại Chủng Viện Bùi Chu, nhằm đào tạo các linh mục tương lai phục vụ Giáo Hội. Khoá đầu tiên của Đại Chủng Viện sẽ khai giảng vào đầu tháng 9 năm 2010.

17- H. Giáo phận Bùi Chu có bao nhiêu vị thánh tử vì đạo?
T. Ngày 19/6/1988, Đức thánh cha Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn phong 117 Chân phước tử vì đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh, trong đó có 26 vị sinh quán tại Bùi Chu, 18 vị phục vụ tại Bùi Chu. Đó là 44 vị hiển thánh tử vì đạo tiêu biểu cho 514 vị tôi tớ Chúa và khoảng 16.500 vị anh hùng tử vì đạo bao gồm các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận đã kiên trung đổ máu đào làm chứng cho Chúa Kitô giữa anh chị em đồng bào.

18- H. Bùi Chu có những giám mục nào đã được phong hiển thánh?
T. Trong số 117 vị hiển thánh tử vì đạo tại Việt Nam, có 6 thánh giám mục đã phục vụ tại Bùi Chu:
1. Ðức cha Ðaminh Minh (Dominicus Henarès), chịu xử trảm ngày 25/06/1838 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng.
2. Ðức cha Clêmentê Inhaxiô Y (Ignatius Delgado), chịu chết rũ tù ngày 12/07/1838 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng.
3. Ðức cha Giuse An (Maria Diaz Sanjurjo), chịu xử trảm ngày 20/07/1857 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức.
4. Ðức cha Melchor Xuyên (Garcia Sampedro), chịu xử lăng trì ngày 28/07/1858 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức.
5. Ðức cha Giêrônimô Liêm (Hieronymus Hermosilla), chịu xử trảm ngày 1/11/1861 tại Hải Dương dưới thời vua Tự Ðức.
6. Ðức cha Vinh (Berrio Ochoa), chịu xử trảm ngày 1/11/1861 tại Hải Dương dưới đời vua Tự Ðức.

19- H. Những giám mục người Việt nào đã coi sóc Giáo phận Bùi Chu?
T. Từ khi giáo phận Bùi Chu được trao cho hàng giáo sĩ bản quốc, đã có các vị giám mục người Việt coi sóc Giáo phận là:
– Đức cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn (1935 – 1948);
– Đức cha Phêrô Phạm Ngọc Chi (1950 – 1954);
– Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh (1960 – 1974);
– Đức cha Đaminh Lê Hữu Cung (1975 – 1987);
– Đức cha Giuse Vũ Duy Nhất (1987 – 1999);
– Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm (2001 – ) và
– Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Gm. phụ tá (2006 – 2009).

20- H. Giáo phận Bùi Chu đang làm gì để hướng đến tương lai?
T. Giáo phận đang nỗ lực đào sâu đức tin, thăng tiến đời sống đạo đức thánh thiện, vững lòng cậy trông vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa và sự bảo trợ của Mẹ Maria. Đồng thời quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo nhân sự tiếp tục duy trì và phát triển di sản của tiền nhân, tận tâm loan báo và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu trong bối cảnh xã hội hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *